Sức Khỏe Tâm Thần Là Một Vấn Đề Lớn Trong Khuôn Viên Trường Đại Học

Căng thẳng cảm xúc đang khiến nhiều sinh viên rời khỏi môi trường đại học và đồng thời tạo nên những ảnh hưởng tiêu cực lên quyết định đăng ký vào đại học của những thế hệ sau vào thời điểm mà mọi người cần giáo dục sau trung học hơn bao giờ hết – và đất nước rất cần tài năng của họ.

“Sức khỏe tinh thần của học sinh đang gặp khủng hoảng,” Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ cho biết, khi học sinh phải liên tục đối mặt với một loạt những thách thức trong cuộc sống cá nhân. Vì thế, chủ đề về sức khoẻ tinh thần của thanh thiếu niên luôn nằm trong tâm trí của toàn quốc, từ phụ huynh đến giảng viên, quản trị viên đại học. Mặc dù đúng là các vấn đề sức khỏe tâm thần đã tồn tại từ lâu với chúng ta, nhưng chúng ta chưa bao giờ có động lực đủ lớn để giải quyết chúng. Đối với một số cá nhân, việc phung phí động lực, thời gian, tiền bạc để thực hiện điều này sẽ là điều phung phí.

Thực trạng sức khoẻ tâm thần của sinh viên hiện nay

Tuy nhiên, theo nghiên cứu được thực hiện vào năm 2011 tại Trường Đại học Y Dược TPHCM cho thấy, 11% trên tổng số 252 sinh viên y khoa năm thứ 4 có biểu hiện stress nặng. (1) Sau đó, các nghiên cứu tương tự cũng được thực hiện cho thấy tỷ lệ sinh viên bị stress dao động từ 22.8 – 71.4%, đặc biệt là sinh viên ngành y.

Báo cáo về “Căng thẳng và chùn bước: Cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần trong giáo dục đại học” đã xác nhận những dựa trên những biểu hiện của người được khảo sát. Nghiên cứu Healthy Minds từ năm ngoái cho thấy hơn 60% sinh viên đại học dường như có ít nhất một vấn đề về sức khỏe tâm thần. Một nghiên cứu của Hiệp hội Y tế Đại học Hoa Kỳ cho thấy gần 3/4 sinh viên báo cáo đau khổ về tâm lý.

Một cuộc thăm dò khác của Gallup vào năm ngoái cho thấy sức khỏe tâm thần có số liệu cao gấp đôi so với đại dịch, chi phí học đại học hoặc khó khăn của các môn học trong số những lý do khiến học sinh thôi học tại trường.

Bước đầu trên công cuộc hỗ trợ sức khoẻ tâm thần dành cho sinh viên

Sẽ không dễ dàng để giải quyết các nguyên nhân của sự lo lắng ngày càng tăng, trầm cảm, rối loạn ăn uống và các vấn đề khác trong số các sinh viên ngày nay. Đáp ứng nhu cầu của một nhóm sinh viên ở độ tuổi cao hơn và phải đối mặt với trách nhiệm tài chính và gia đình lớn hơn sẽ đòi hỏi sự chăm sóc tùy chỉnh để phù hợp ví dụ như sự hỗ trợ từ phòng chăm sóc sức khoẻ tâm thần tại trường học. Tài nguyên là một vấn đề ở nhiều cơ sở.

Thế nhưng, đã có những bước tiến đáng kể từ những hành động thực tiễn đầu tiên khi các trường học và nhà nước đã có sự phối hợp, cung cấp các dịch vụ chăm sóc và theo dõi sức khoẻ tinh thần dành cho sinh viên tại trường hoặc thông qua sự hợp tác với các nhà tham vấn tâm lý.

“Chúng ta phải tìm cách mô hình hóa cảm giác nói về sức khỏe tinh thần của mình, để giúp mọi người hiểu rằng sức khỏe tinh thần sức khỏe,” bác sĩ phẫu thuật Vivek Murthy, phát biểu tại Hội nghị bàn tròn về sức khỏe tâm thần trong giáo dục đại học vào mùa thu năm ngoái. “Đó là một phần sức khỏe của chúng ta – không kém phần quan trọng so với sức khỏe thể chất của chúng ta.”

Các trường cao đẳng và đại học phải đối mặt với khủng hoảng sức khỏe tâm thần, nhưng đang tìm ra những cách mới để giúp đỡ sinh viên.
Các trường cao đẳng và đại học phải đối mặt với khủng hoảng sức khỏe tâm thần, nhưng đang tìm ra những cách mới để giúp đỡ sinh viên.

Nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần ở sinh viên

Sức khoẻ tinh thần của sinh viên có thể bị tác động tiêu cực do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng thường có liên quan đến việc học, các mối quan hệ và vấn đề tài chính. Các nguyên nhân thường gây stress ở sinh viên:

1. Áp lực từ việc học

Áp lực từ việc học là nguyên nhân hàng đầu gây stress, khủng hoảng tâm lý ở sinh viên. Sinh viên thường dành nhiều giờ trên giảng đường để đọc hiểu và học thuộc các khái niệm, nguyên lý trước khi thực hành đồng thời còn phải phân bổ tinh thần cho các hoạt động ngoại khoá. Tình trạng này khiến cho sinh viên phải phân bổ quá nhiều thời gian, không có thời gian để nghỉ ngơi và trau dồi các kỹ năng cần thiết khác.

2. Do vấn đề tài chính

Đa phần sinh viên sẽ bắt đầu cuộc sống xa gia đình và phải tự quản lý chi tiêu. Trên thực tế, chi phí học tập và sinh hoạt tại các thành phố lớn thật sự là vấn đề nan giải. Đó cũng là lí do khiến cho sinh viên phải chia nhỏ thời gian rảnh ngoài giờ học, không ít sinh viên phải làm thêm ngoài giờ để trang trải cuộc sống. Hơn nữa, một số sinh viên còn phải kiếm tiền để tự trang trải học phí, nơi ở, chi phí đi lại, ăn uống,…

3. Do khó thích nghi với môi trường mới

Môi trường đại học có khá nhiều điểm khác biệt, nhất là khi bạn phải chuyển đổi nơi sống đến các thành phố mới. Vì vậy, sinh viên năm nhất thường loay hoay khá nhiều để thích nghi và hòa nhập. 

Với việc cần phải chủ động cập nhật thông tin để nắm rõ lịch học, các hoạt động ngoại khoá diễn ra liên tục, sinh viên cần phải nỗ lực kết nối và giao tiếp rất nhiều. Vì vậy, tình trạng khó thích nghi và ít các mối quan hệ khi tiếp xúc tại một nơi lạ lẫm có thể khiến sinh viên gặp phải nhiều khó khăn trong thời gian đầu.

4. Do ngành học không phù hợp

Thực tế, tình trạng chọn ngành theo mong muốn của gia đình hoặc không biết thực sự mình thích gì diễn ra khá phổ biến. Ngoài ra, trong quá trình học tập, một số sinh viên nhận ra ngành học mình chọn diễn ra không như mong đợi. Do không tìm được sự hào hứng trong việc học, trạng thái tinh thần của sinh viên dễ trở nên mệt mỏi, chán nản.

Từ đó, tỷ lệ bỏ học hoặc làm trái ngành đã tăng rất cao. Tất nhiên, không phải ai cũng có đủ nghị lực và tài chính để thi lại. Rất nhiều sinh viên đã đưa ra quyết định trải nghiệm các công việc khác nhau. Nhưng với năng lực hạn chế và sự thiếu hụt trong kiến thức trên trường, việc tìm được công việc ổn định để phát triển trở nên rất bấp bênh.

5. Mâu thuẫn trong các mối quan hệ

So với học sinh, đời sống sinh viên phức tạp hơn do môi trường sống đã mở rộng và tự lập hơn. Hơn nữa, khoảng thời gian đại học cũng là giai đoạn dễ nảy sinh những mối quan hệ tình cảm. Tuy nhiên ở giai đoạn này, cả hai đều chưa ổn định về tài chính và chưa có đủ kinh nghiệm sống nên rất dễ phát sinh mâu thuẫn.

Lời kết

Bước vào ngưỡng cửa đại học, sinh viên sẽ phải đối mặt với môi trường cũng những thách thức và khó khăn mới. Không chỉ cần bản thân các sinh viên tự nỗ lực thích nghi với cuộc sống đại học mà môi trường xung quanh, phụ huynh và giáo viên sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ suốt thời gian tại Đại học. Vì thế, nếu bạn cảm nhận được sức khoẻ tinh thần của bản thân đang gặp vấn đề, chỉ số cảm xúc hàng ngày bạn ghi nhận được không tiến triển theo chiều hướng tốt hay các trắc nghiệm mức độ căng thẳng cho thấy bạn đang gặp tình trạng báo động, hãy ngay lập tức tìm kiếm sự hỗ trợ từ các nhà tham vấn tâm lý uy tín tại ezCareMe ngay nhé!

Nguồn tham khảo và lược dịch: Mental Health Is A Major Problem On College Campuses—Here’s What We Can Do

(1): THỰC TRẠNG TRẦM CẢM, LO ÂU, STRESS VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC – ĐHQGHN NĂM HỌC 2021-2022

By Gia Bao

Leave a Reply

Your email address will not be published.