Ai trong chúng ta cũng có một mong cầu tự nhiên là yêu và được yêu. Nhưng tình yêu không chỉ đơn giản là nắm tay và cảm nhận một tia lửa tình yêu giữa bạn và đối phương, mà còn là về việc xây dựng một mối quan hệ tình cảm sâu sắc. Mặc dù những ràng buộc, về tình cảm, chẳng hạn như tình cảm giữa bạn và bạn bè, người thân không phải lúc nào cũng dẫn đến tình yêu, nhưng những ràng buộc về tình cảm lại đưa bạn và đối phương đến một điều gì đó nghiêm túc trong chuyện tình cảm.
Học Thuyết Gắn Bó:
Thuyết gắn bó đề cập đến cảm giác gần gũi và tình cảm giúp duy trì các mối quan hệ có ý nghĩa theo thời gian.
Sự gắn bó đóng một vai trò quan trọng trong việc kết nối con người. Mối quan hệ từ thuở sơ khai mà bạn hình thành với cha mẹ và các thành viên trong gia đình có thể hướng dẫn và định hình sự gắn bó mà bạn phát triển với bạn bè và người yêu sau này trong cuộc sống.
Bạn có thể trở nên gắn bó về mặt cảm xúc với mọi người ngay cả khi không có sự hấp dẫn về tình cảm hoặc tình dục. Việc cảm thấy gần gũi với ai đó sẽ giúp bạn gắn kết và tăng cảm giác kết nối. Sự gắn bó này có thể giúp bạn cảm thấy an toàn, thoải mái, hạnh phúc, thậm chí có thể hơi hưng phấn khi ở bên họ.
Các Kiểu Gắn Bó:
Có một số kiểu gắn bó là bình thường và “healthy”, tựu chung lại sẽ có 4 kiểu gắn bó: an toàn, lo âu, tránh né, lo âu-tránh né (hỗn loạn). Bản thân thuộc kiểu nào thì sẽ đem kiểu gắn bó đó vào mối quan hệ cặp đôi.
Nhưng làm thế nào biết bản thân thuộc kiểu nào? Bạn sẽ làm gì nếu sự gắn bó đó không lành mạnh?
Gắn bó an toàn:
Gắn bó an toàn là một trong những kiểu gắn bó tình cảm phổ biến nhất. Nó phát triển khi bạn cảm thấy thoải mái với ai đó và tin tưởng vào khả năng đáp ứng nhu cầu được yêu của bạn. Mối quan hệ mà bạn chia sẻ rất bền chặt và bạn có thể dựa vào nhau cả về thể chất lẫn tình cảm.
Gắn bó lo âu:
Ngược lại với kiểu gắn bó an toàn là gắn bó lo âu. Sự gắn bó lo âu phát triển khi bạn thường xuyên lo lắng rằng đối phương có thể rời bỏ bạn hoặc sẽ không ở đó khi bạn cần họ. Điều này có thể dẫn đến sự đeo bám và hành vi thiếu thốn.
Gắn bó tránh né:
Gắn bó tránh né là một kiểu khác của gắn bó không an toàn. Loại tránh né này phát triển khi bạn không muốn hoặc không thể đến gần ai đó. Những người với kiểu gắn bó tránh né thường duy trì khoảng cách với mọi người để tránh bị tổn thương và khả năng bị từ chối. Kiểu gắn bó này có thể bắt nguồn từ trải nghiệm trong quá khứ về việc thường xuyên bị bỏ bê và thiếu sự chăm sóc.
Gắn bó hỗn loạn (lo âu- tránh né)
Gắn bó lo âu-tránh né là một loại gắn bó không an toàn khác, ít phổ biến nhất. Nó được đặc trưng bởi cảm giác lẫn lộn giữa cách tiếp cận và tránh né đối với đối tác của bạn. Điều này có thể dẫn đến cảm giác bối rối, sợ hãi và lo lắng trong các mối quan hệ.
Liệu đây có phải là tình yêu:
Tình yêu lâu dài phải dựa vào sự gắn bó lành mạnh để phát triển, nhưng sự gắn bó và tình yêu không hoàn toàn giống nhau.
Tình cảm gắn bó của bạn với người yêu và bạn bè sẽ giúp những mối quan hệ này phát triển theo thời gian. Nếu không có sự gắn bó, bạn có thể có xu hướng đi tìm kiếm những mối quan hệ mới khi những cảm xúc mãnh liệt ban đầu của tình yêu phai nhạt, hoặc một người bạn thân mới sau một bất đồng.
Oxytocin, một loại hormone tự nhiên thúc đẩy sự gắn kết và tin tưởng, góp phần vào sự phát triển của sự gắn bó. Nói cách khác, nó giúp tạo cảm giác an toàn trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới.
Các hormon khác phát huy tác dụng trong giai đoạn đầu của tình yêu, góp phần tạo nên ham muốn, hưng phấn và căng thẳng mà hầu hết mọi người đều trải qua khi yêu. Cường độ của những cảm xúc này thường mất dần theo thời gian, nhưng sự gắn bó sẽ kéo dài, giúp bạn cảm thấy an toàn và yên tâm và thúc đẩy cảm giác yêu thương lâu dài.
Khác biệt giữa sự gắn bó và tình yêu:
Điểm khác biệt chính giữa sự gắn bó và tình yêu nằm ở những yếu tố đằng sau chúng.Nói chung, bạn không yêu ai đó vì những gì họ có thể làm hoặc mang đến cho bạn. Bạn yêu họ bất kể những điều này, đơn giản vì họ là chính họ.
Chắc chắn, tình yêu cần phải đáp ứng các yêu cần quan trọng, nhưng các mối quan hệ dựa trên tình yêu còn là về sự cho đi và hỗ trợ lẫn nhau. Bạn không yêu ai đó chỉ vì họ đáp ứng nhu cầu của bạn.
Ngược lại, sự gắn bó có thể phát triển khi nhu cầu về sự thân mật, đồng hành hoặc bất cứ nhu cầu nào khác không được đáp ứng. Khi bạn tìm thấy ai đó đáp ứng những nhu cầu đó, bạn có thể phát triển sự gắn bó mạnh mẽ với họ.
Mọi người đều có nhu cầu trong tình yêu, và mọi người đều muốn những nhu cầu đó được đáp ứng. Không có gì sai khi tìm kiếm một người có thể đáp ứng các nhu cầu quan trọng. Nhưng điều quan trọng là bạn cũng phải biết cách đáp ứng những nhu cầu này. Phụ thuộc vào người khác để “hoàn thiện” nhu cầu và bản thân bạn có thể gây khó khăn cho cả hai.
Tìm kiếm sự hỗ trợ:
Sự gắn bó tình cảm là một khía cạnh bình thường của các mối quan hệ của con người. Bạn bè và những người thân yêu cung cấp hỗ trợ tinh thần, có thể có tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần.
Vậy, khi nào thì sự gắn bó này trở nên không lành mạnh?
Sự gắn bó trong tình cảm đôi khi có thể trở nên quá mãnh liệt và bạn trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào tình cảm. Sự phụ thuộc quá mức này có thể có những ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ và hạnh phúc của bạn.
Tự hỏi bản thân, bạn có nhận thấy một số dấu hiệu của sự gắn bó không lành mạnh trong các mối quan hệ của mình không?
Bắt đầu hành trình chữa lành:
Bắt đầu việc chữa lành cho trái tim bằng việc check-in cảm xúc hằng ngày với ezCareMe chúng tôi. Và một ngày nào đó, nhìn lại bản thân và hành trình này, bạn sẽ tự hào và cảm thấy yêu bản thân bạn hơn!
Khi cảm thấy bản thân đang gặp phải gắn bó không an toàn và điều này ảnh hưởng cuộc sống của bạn theo cách bạn không thể tự xử lí, bạn nên cân nhắc về việc nói chuyện với sự hỗ trợ chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp. Đây có thể là một bác sĩ hoặc một nhà tham vấn tâm lý uy tín.