Kì nghỉ bớt vui vì sự gia tăng của chứng lo âu mùa hè.

Mùa hè là một khoảng thời gian để chúng ta tận hưởng một bầu không khí tràn ngập ánh nắng, các hoạt động vui chơi thể thao và những kỳ nghỉ bên gia đình. Tưởng chừng như mọi thứ đang suôn sẻ, nhưng những thời điểm này có thể khiến bạn hoang mang thay vì thoải mái tận hưởng. Vì sao lại thế? Hãy cùng tìm hiểu về hội chứng lo âu vào mùa hè.

Chứng lo âu mùa hè là gì? 

Mặc dù chứng lo âu mùa hè không phải là một chẩn đoán chính thức trong DSM-5TR (hướng dẫn mới nhất của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ để chẩn đoán sức khỏe tâm thần); nhưng trên thực tế, nó hoạt động tương tự như cách một số người cảm thấy tâm trạng xuống dốc trong những tháng mùa đông: Sự thay đổi của môi trường sẽ gây ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn, nóng bức có nguy cơ làm gia tăng chứng lo âu mùa hè.

“Có rất nhiều điểm tương đồng giữa triệu chứng trầm cảm và triệu chứng lo âu, chẳng hạn như cảm thấy bồn chồn, cáu kỉnh và khó ngủ. Đối với một số người, những triệu chứng đó có thể diễn ra dựa trên mô hình theo mùa và cũng xuất hiện vào mùa hè, giống như một số người mắc chứng rối loạn cảm xúc theo mùa vào mùa đông,” Sarah Campbell, trợ lý giáo sư tại Khoa Tâm thần và Hành vi của Trường Y khoa UW cho biết.  

Với thời tiết của những ngày gần đây, mùa hè năm nay có thể sẽ rất nóng, và với nhiệt độ cao sắp tới, đây là cách xử lý chứng “Lo âu mùa hè” của bạn. 

Lý do cho sự gia tăng của chứng lo âu vào mùa hè? 

Một số nguyên nhân có thể làm cho chứng lo âu mùa hè bùng phát.

Việc ngày dài đêm ngắn vào mùa hè có thể làm rối loạn nhịp sinh học hoặc chu kỳ thức – ngủ của bạn. Nó khiến bạn khó đi vào giấc ngủ và khó ngủ đủ giấc để hoàn toàn cảm thấy khỏe khoắn. Nhiệt độ cao cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, vì điều kiện lý tưởng để thực hiện hành động này cần giống như trong hang động: yên tĩnh, tối và mát mẻ từ 60-67 độ F.  

Bên cạnh đó, khi thân nhiệt của bạn quá nóng cũng có thể gây ra các phản ứng lo lắng. Chẳng hạn như thở dốc, đổ mồ hôi,…Và điều này có thể khiến bạn lo lắng nhiều hơn. 

“Khi những phản ứng lo lắng xuất hiện, nó có thể khiến bạn lo lắng nhiều hơn nếu bạn không tự nhận ra được rằng: Đây chỉ là những phản ứng do trời nóng chứ không phải điều gì to tát khiến tôi phải lo lắng.” Campbell nói. 

Lo lắng về biến đổi khí hậu hoặc nhớ lại chấn thương trong quá khứ, nếu nó xảy ra ở một địa điểm nóng (điều này có thể phổ biến đối với các cựu chiến binh, Campbell nói), cũng có thể đóng một vai trò nào đó. 

Tại sao bạn có nguy cơ lo âu nhiều hơn và mùa hè?

Tương tự như cách nhiệt độ và độ ẩm có thể gây lo lắng, chúng cũng có thể làm gia tăng các cơn lo âu.  

Nghiên cứu gần đây của Hàn Quốc cho thấy rằng ngay cả khi bạn phải tiếp xúc với nhiệt độ cao hơn trong thời gian ngắn cũng có thể làm tăng nguy cơ bị hoảng loạn chẳng hạn như tim đập nhanh hơn hoặc lòng bàn tay đổ mồ hôi, và khi đó não bộ bạn sẽ diễn giải chúng thông qua sự lo lắng, điều này có thể gây ra cơn hoảng loạn. 

Đặc biệt là ở nhiều ngôi nhà và căn hộ không có máy điều hòa, nhiệt độ cao có thể khiến bạn lo lắng liệu mình có thể chịu được nóng hay không. Nếu bạn nghiền ngẫm những suy nghĩ đó và bắt đầu trở nên cực đoan, điều đó có thể dẫn đến một cơn hoảng loạn nghiêm trọng.

Campbell nói: “Bộ não và cơ thể của chúng ta được kết nối với nhau. Khi bạn càng tập trung vào các triệu chứng, chúng càng trở nên dữ dội hơn. Bạn có một vòng lặp về những gì bạn đang chú ý, điều này làm cho các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn, khiến bạn chú ý đến chúng nhiều hơn.”  

Làm thế nào để giảm thiểu lo lắng và các cơn hoảng loạn mùa hè

Mặc dù bạn không thể thay đổi thời tiết mùa hè, nhưng bạn có thể giúp bản thân cảm thấy tốt hơn.  

Đối mặt với nỗi lo biến đổi khí hậu 

Có thể hiểu được nếu bạn có quan tâm và lo lắng về biến đổi khí hậu khi những tác động của nó là có thật và chúng rất đáng sợ. Chính vì vậy bạn sẽ dễ cảm thấy bất an khi sức nóng vào mùa hè đã làm cho những thay đổi này rõ ràng hơn. 

Hãy thực hiện các hành động cụ thể như ủng hộ hành động vì khí hậu và tham gia các chiến dịch tình nguyện vì môi trường. Điều quan trọng là hãy thực hành từ những hành động nhỏ của bản thân để giảm thiểu rác thải nhựa và nói chuyện với những người thân yêu về mối nguy hại và cảm giác của chính bạn. 

Lên lịch nghỉ giải lao 

Nếu bạn muốn sắp xếp lịch trình của mình vào mùa hè, hãy nhớ chừa cho bản thân một khoảng nghỉ. Bằng cách này, bạn đang cố tình tạo ra thời gian để cơ thể được nghỉ giải lao và phục hồi.   

Bạn cần dành thời gian để thư giãn, chính vì vậy đừng dồn ép các hoạt động khiến bản thân không thoải mái. Nhìn chung bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn và sẽ khó đạt đến mức độ lo lắng dữ dội trong thời tiết oi bức này.

Ngủ đủ giấc  

Chuẩn bị cho giấc ngủ ngon bằng cách giữ cho bản thân và không gian của bạn mát mẻ nhất có thể. Bạn có thể, sử dụng điều hòa hoặc quạt để tạo không gian thoải mái, đặt túi đá lạnh dưới áo gối khi đi ngủ và tắm nước mát trước khi đi ngủ. Cần phải lưu ý tránh tập luyện cường độ cao và uống rượu trước khi đi ngủ cũng có thể giúp bạn ngủ ngon hơn.  

Nếu bạn vẫn đang gặp khó khăn khi cố gắng đi vào giấc ngủ, bạn có thể tham khảo các cách sau để cải thiện giấc ngủ của mình.

Ngăn ngừa và điều trị các triệu chứng hoảng loạn 

“Có hai điều thực sự hữu ích đối với cơn hoảng loạn. Một là tập thở chậm và hai là đọc một số câu thần chú hoặc tự kỉ ám thị để giúp não và cơ thể đồng bộ hóa trở lại,” Campbell nói.  Bạn có thể tập thở chậm bằng cách đếm hơi thở, điều này sẽ giúp cơ thể bạn bình tĩnh lại, ngay cả khi bạn vẫn đang có những suy nghĩ hoảng loạn. Hít vào trong bốn giây rồi thở ra trong sáu giây. Đối với một câu thần chú, hãy thử lặp đi lặp lại với chính mình ‘Tôi an toàn ở nơi tôi đang ở’,” Campbell nói.

Và nếu bạn muốn được trợ giúp thêm để điều trị các cơn hoảng loạn, liệu pháp hành vi nhận thức là một trong những phương pháp điều trị chứng hoảng sợ hiệu quả nhất và có các nhà tham vấn có thể hỗ trợ bạn.

By Gia Bao

Leave a Reply

Your email address will not be published.