Chấn thương tâm lý “phụ mẫu hóa” là gì?

 “Phụ mẫu hóa”  là một dạng tổn thương vô hình thời thơ ấu của những đứa trẻ bị buộc phải trưởng thành quá sớm. 

Sự dẫn dắt và bảo vệ của cha mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển cảm giác an toàn và nền tảng trong tâm hồn của mỗi người chúng ta. Tuy nhiên, một số cha mẹ không thể mang đến điều này do không đủ nguồn lực tình cảm hoặc kinh tế. Trong trường hợp này, vai trò phụ mẫu – con cái  bị đảo ngược; đứa trẻ trở thành cha mẹ, và cha mẹ trở thành đứa trẻ. Sự đảo ngược vai trò giữa cha mẹ và con cái này được gọi là “phụ mẫu hóa”, có thể tạo thành một gia đình độc hại và ảnh hưởng đến sự phát triển và lớn lên của đứa trẻ. Khi một đứa trẻ gánh vác vai trò của cha mẹ khi còn nhỏ, đứa trẻ phải đảm nhận vai trò người chăm sóc, người hòa giải hoặc người bảo vệ gia đình.

Các loại phụ mẫu hóa con trẻ:

“Phụ mẫu hóa” thể hiện qua công cụ / vật chất / thể chất: Nuôi dạy con như một công cụ là khi đứa trẻ tham gia lao động chân tay và hỗ trợ gia đình, chẳng hạn như làm việc nhà, nấu ăn, dọn dẹp, chăm sóc em và các trách nhiệm “người lớn” khác.

“Phụ mẫu hóa” dạng cảm xúc xảy ra khi đứa trẻ trở thành chỗ dựa tinh thần của cha mẹ. Điều này có thể xảy ra khi cha mẹ chia sẻ với trẻ những chi tiết thầm kín nhất về những lo lắng và phiền muộn của họ – những chi tiết thân mật mà bộ não trẻ thực sự còn quá nhỏ để xử lý.

Trong hai loại, phụ mẫu hóa theo cảm xúc có hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển thời thơ ấu. Về mặt tâm lý, nó được coi là một hình thức lạm dụng, bóc lột và bỏ bê. “Phụ mẫu hóa cảm xúc” xảy ra khi đứa trẻ trở thành cố vấn, người bạn tâm tình hoặc người chăm sóc tình cảm của cha mẹ, khi đó đứa trẻ được coi như người bạn thân thiết của cha mẹ. Có lẽ cha mẹ không hạnh phúc trong cuộc hôn nhân của chính họ hoặc không hài lòng với cuộc sống của họ. Họ có thể nói với đứa trẻ về sự thất vọng của họ, thường xuyên khóc và phàn nàn về các mối quan hệ của họ hoặc thậm chí làm tổn thương chính mình trước mặt đứa trẻ. Bất cứ những điều gì kể trên khi được chia sẻ với đứa trẻ, thì tâm hồn trẻ thơ của chúng không thể xử lý được.

Hoàn cảnh gia đình buộc đứa trẻ trưởng thành sớm:  

Một số tình huống mà việc phụ mẫu hóa có thể phát sinh bao gồm:

  • Ly hôn 
  • Sự non nớt của cha mẹ
  • Cha mẹ gặp vấn đề về tâm lý
  • Cha mẹ từng trải qua chấn thương tâm lý 
  • Cái chết của cha mẹ hoặc anh chị em
  • Nghiện rượu hoặc nghiện ma túy của một hoặc cả hai cha mẹ
  • Bệnh mãn tính hoặc khuyết tật của một hoặc cả hai cha mẹ, hoặc anh chị em ruột
  • Vấn đề tâm lý từ cha mẹ hoặc anh chị em ruột
  • Mối quan hệ lạm dụng thể chất giữa cha mẹ
  • Mối quan hệ cha mẹ/con cái lạm dụng thể chất hoặc tình dục  
  • Một số yếu tố rủi ro theo hoàn cảnh khác bao gồm: Có mẹ từng bị lạm dụng tình dục, tình trạng nghèo đói nói chung, tình trạng kinh tế xã hội thấp kém, và tình trạng ly hôn ( Eearley & Cushway, 2002; Macfie, McElwain, et al., 2005).

“Chấn thương… không biến mất nếu nó không được công nhận. Khi nó bị bỏ qua hoặc bị chối bỏ, những tiếng la hét im lặng chỉ tiếp tục được nghe thấy bên trong bởi người bị giam giữ.

Danielle Bernock

Điều gì sẽ xảy ra với đứa trẻ bị “phụ mẫu hóa”?

Phụ mẫu hóa là một loại tổn thương tâm lý (trauma). Điều này đúng trong hầu hết các trường hợp. Mặc dù thỉnh thoảng điều này có một số mặt tích cực, nhưng chủ yếu là sự thiếu thốn mà đứa trẻ được làm cha mẹ phải trải qua.

Những vết thương mà một đứa trẻ phải đóng vai cha mẹ phải chịu trong thời thơ ấu – đặc biệt là những vết thương tâm lý – có thể kéo dài suốt đời. Những vết thương có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của chúng, khiến chúng tập trung vào các mối quan hệ xung quanh mà bỏ quên mất cuộc sống hạnh phúc, viên mãn của chính mình. Sau khi phải trải qua dạng chấn thương tâm lý này, ngay cả khi những đứa trẻ được thoát ra khỏi hoàn cảnh ban đầu, vết thương vẫn còn đó. Điều này dẫn đến rối loạn tâm lý hoặc tâm trạng và thậm chí các bệnh về tâm thần khác có thể xảy ra.

Nội tâm yếu đuối che giấu bằng sự hung hăng và bạo lực:

Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi đứa trẻ đảo vai trò với cha mẹ, nội tâm hóa nỗi đau của chúng, chúng có thể bị trầm cảm, lo lắng và các triệu chứng cơ thể như đau đầu. Nếu những đứa trẻ này bộc lộ nỗi đau ra bên ngoài, chúng có thể trở nên hung hăng hoặc thậm chí bạo lực. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng việc “phụ mẫu hóa”  có liên quan đến những khó khăn với những kỹ năng xã hội và kết quả học tập kém. 

Kìm nén sự bất an và lo lắng: 

Vì các vai trò trong gia đình đã bị đảo ngược ngay từ đầu nên đứa trẻ không cảm thấy an toàn khi hành động phù hợp với lứa tuổi với tư cách là con cái trong gia đình. Nếu chúng đem đứa con yếu đuối, dễ bị tổn thương của mình ra trước mặt cha mẹ với hy vọng và khao khát được chăm sóc, chúng có thể bị thất vọng, tổn thương.. 

Vì vậy, ngay từ đầu, đứa trẻ bị phụ mẫu hóa đã học được rằng điều an toàn duy nhất có thể làm là vượt lên trên nỗi đau của chúng. 

Chúng có thể cảm thấy tức giận, nhưng giải pháp duy nhất mà chúng biết là kìm nén cảm xúc đó. 

Chúng có thể trải qua trầm cảm, nhưng tất cả những gì chúng có thể làm là che giấu điều đó và tiếp tục chiến đấu. 

Đứa trẻ mắc kẹt trong quá trình trưởng thành: 

Đó không bao giờ là một lựa chọn chúng mong muốn, nhưng kìm nén cảm xúc là lựa chọn duy nhất. Điều này tạo ra sự chia rẽ tâm hồn bên trong đứa trẻ. Một phần của đứa trẻ tiếp tục cuộc sống với tư cách là ‘Bản thân có vẻ bình thường’, hành động khắc kỷ, ổn định và mạnh mẽ. Tuy nhiên, ‘Bản thân bị tổn thương’ của chúng vẫn bị chôn vùi sâu bên trong và cơn thịnh nộ của chúng có thể  bùng phát một cách vô thức. Sau này khi lớn lên, họ có thể cảm thấy bị ám ảnh bởi các triệu chứng sang chấn mà không biết tại sao. 

Do đó, ngay cả khi đã trưởng thành, đứa trẻ bị “phụ mẫu hóa” vẫn gặp khó khăn trong việc chơi đùa, thư giãn trong sự thân mật, tin tưởng vào bản năng của mình hoặc người khác, và cuối cùng chúng cảm thấy rằng chúng chỉ đang sống một phần cuộc sống. Chúng có thể bị mắc kẹt trong trạng thái nửa phân ly, nơi chúng nhìn cuộc sống trôi qua mà không ở trong đó. Họ bị ngắt kết nối khỏi cảm giác về sức sống, niềm vui và niềm đam mê.

Và hãy chờ đợi chúng mình mang đến một bài viết khác về “phụ  hóa” trẻ em và cách để vượt qua chấn thương tâm lý này vào tuần sau: “Chấn thương tâm lý từ gia đình: Xả vai cha mẹ và tiếp tục sống cuộc đời của bạn”

Bác sĩ cho trái tim:

Bắt đầu việc chữa lành cho trái tim bằng việc check-in cảm xúc hằng ngày với ezCareMe chúng tôi. Và một ngày nào đó, nhìn lại bản thân và hành trình này, bạn sẽ tự hào và cảm thấy yêu bản thân bạn hơn!

Khi trải qua những triệu chứng kể trên sau chia tay và bản thân bạn tràn ngập những cảm xúc tiêu cực và bạn không thể tự xử lí, bạn nên cân nhắc về việc nói chuyện với sự hỗ trợ chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp. Đây có thể là một bác sĩ hoặc một nhà tham vấn tâm lý uy tín

By Mai Thy

2 thoughts on “Chấn thương tâm lý từ gia đình: Khi một đứa trẻ trưởng thành sớm nhập vai cha mẹ”
  1. Đọc bài này mình dễ bị nhầm tưởng thành gia đình có xu hướng giáo dục con theo cách để con tự lập, hướng dẫn con tự làm việc nhà từ mẫu giáo trở đi,… thì bị gọi là bắt con làm công cụ/ bắt con trưởng thành sớm. Mình cũng chưa thấy được mức độ nào thì được gọi là “Đảo ngược vai trò trong gia đình”, nếu được mong team giải đáp rõ hơn để người đọc hình dung được. Có những nhiệm vụ con nên tập làm để lớn lên, có những nhu cầu con muốn được cha mẹ chia sẻ, mình nghĩ chắc phải có những biểu hiện nào để đánh giá khi nào mới dẫn đến tổn thương, có bị “phụ huynh hóa chưa” khi nào cần lưu tâm. Dù sao mình vẫn cảm ơn bài viết của team nha!

    1. Chào bạn, đầu tiên mình cảm ơn bạn vì đã quan tâm tới bài viết của chúng mình nhen.
      Bài viết của I-zi chúng mình dịch từ một số nguồn nước ngoài nên về khái niệm có thể chưa thật sự phù hợp với ngữ cảnh bài viết, chính vì vậy chúng mình rất trân trọng và cởi mở đón nhận những phản hồi từ người đọc để có thể mang đến những nội dung thật sự chẩt lượng và phù hợp. Sau khi xác minh lại với đội ngũ cố vấn thì chúng mình có thay đổi một chút từ “phụ huynh hóa” sang “phụ mẫu hóa” để phù hợp với ngữ cảnh bài viết đang đề cập.
      Về vấn đề bạn đặt ra, định nghĩa của ‘phụ huynh hoá’ có thể hiểu là: đứa trẻ tạm thời giữ vai trò như phụ huynh trong một khoảng thời gian nhất định và sẽ trả lại vai trò này khi ba mẹ của chúng có thể nhận lại. Cơ bản thì đây là hiện tượng thường xảy ra, ko hẳn là một hiện tượng tâm bệnh
      Mặt khác, ‘phụ mẫu hóa” được hiểu là đứa trẻ trở thành cha mẹ của chính mình hoặc phải chăm sóc và lo lắng ngược lại cho chính cha mẹ chúng trong một số hoàn cảnh đặc biệt tụi mình đã đề cập ở trên. Ở trường hợp này, đứa trẻ bị đảo ngược vai trò với cha mẹ, ngoài việc chăm sóc cho chính bản thân, chúng phải đảm nhận những nhiệm vụ của cha mẹ, trở thành bạn bè, người chia sẻ và lắng nghe những vấn đề của cha mẹ, anh chị và các thành viên khác trong gia đình. Từ đó, đứa trẻ sẽ bị mất đi cơ hội được trải nghiệm sự hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ
      Hy vọng những chia sẻ của mình có thể giải đáp được phần nào thắc mắc của bạn, hy vọng vẫn có thể nhận được những chia sẻ, phản hồi từ bạn trong tương lai nhé .

Leave a Reply

Your email address will not be published.