Nhạc buồn. Tại sao chúng ta thường thích nó hơn những bản nhạc vui? Và nó có thể ảnh hưởng xấu cho chúng ta? Đặc biệt là đối với những người bị trầm cảm lâm sàng?
Nếu bạn đã từng trải qua cảm giác buồn vui lẫn lộn khi bị mắc kẹt trong một vòng lặp âm nhạc khốn khổ. Chẳng hạn như nghe một số bản ballad đau lòng của Mr. Siro sau khi chia tay hoặc lao đầu vào danh mục của Lana Del Rey bất cứ khi nào bạn có một một ngày tồi tệ,… Thì bạn có thể thở phào nhẹ nhõm: bạn có thể bình thường hơn những gì bạn có thể lo lắng lúc đầu.
Mặc dù âm nhạc thường được liên kết với các khuôn mẫu và những thay đổi trong cách mà bộ não của chúng ta xử lý. Chẳng hạn như nó có thể giúp chúng ta làm việc hiệu quả hơn, với loại bản nhạc phù hợp. Nó cũng có thể có tác dụng giúp chúng ta xử lý những suy nghĩ và cảm xúc vô thức.
Từ nhiều nghiên cứu khác nhau đã phát hiện ra rằng sở thích của chúng ta đối với những bài hát buồn, ủ rũ không chỉ phụ thuộc vào khả năng nghe chúng khi bạn ở bên ngoài. Trên thực tế, nhạc buồn có thể hoạt động như một chất ổn định tâm trạng, một chất hỗ trợ cảm xúc. Thậm chí, nhạc buồn là một chất kích thích thanh tẩy, thông qua sức mạnh của tâm trạng êm dịu nói chung và ca từ thường phản ánh, đầu tư vào cảm xúc và tìm kiếm tâm hồn.

Bạn có thể cảm thấy tốt hơn vì cảm thấy tồi tệ hơn
Ví dụ, Taruffi & Koelsch (2014), một nhóm nghiên cứu có trụ sở tại Berlin, đã phát hiện ra rằng ngược lại với ý kiến phổ biến, cảm giác tích cực (tức là hạnh phúc, bình tĩnh, bình yên) có mối tương quan với việc nghe nhạc buồn. Nhóm nghiên cứu đã yêu cầu 772 người tham gia trên toàn cầu mô tả lý do tại sao họ thích những bài hát mà họ thích nghe khi buồn hoặc tâm trạng không tốt, chẳng hạn như sau khi một mối quan hệ tan vỡ. “Cảm xúc thường được gợi lên nhất là nỗi nhớ, một cảm xúc buồn vui lẫn lộn. Nó phức tạp hơn và có một phần tích cực,” Taruffi nói. “Điều này giúp giải thích tại sao nhạc buồn lại hấp dẫn và dễ chịu đối với mọi người.”
Nhóm nghiên cứu tổng kết rằng: “Những hiệu ứng cảm xúc có lợi như vậy tạo thành động lực chính để gắn bó với âm nhạc buồn trong cuộc sống hàng ngày.” Nói tóm lại, nghe nhạc buồn và tiêu cực khiến chúng ta cảm thấy tốt hơn vì chúng ta có thể sử dụng nó như một lối thoát cho cảm xúc. Có một lý do tại sao mọi người được khuyến khích nghe nhạc buồn khi họ buồn:
- Âm nhạc kết nối với tâm trạng của người nghe và cho phép họ thể hiện cảm xúc của mình một cách lành mạnh.
- Nhạc buồn còn khuyến khích sự đồng cảm. Người nghe không chỉ kết nối với cảm xúc của chính họ, mà với cảm xúc của nhạc sĩ. Thông qua đó, những người khác đã trải qua hoàn cảnh tương tự, tăng sự đồng cảm.
- Âm nhạc vui vẻ dành cho những người có tâm trạng tích cực cũng có những lợi ích tương tự nhưng nhỏ hơn đáng kể so với nhóm nhạc buồn trong nghiên cứu.
Vượt qua chính mình
Nhạc buồn cũng cung cấp cho chúng ta sự thanh tẩy. Một quá trình thanh lọc cảm xúc tích cực nhưng cần thiết và đau đớn. Điều cần thiết cho hành vi cảm xúc lành mạnh. Trong nhiều năm, khoa học đã cung cấp bằng chứng cho thấy khóc có thể là một cách tuyệt vời để thanh tẩy và tăng cường tâm trạng tích cực. Nhạc buồn có thể tạo điều kiện thuận lợi cho loại hành trình cảm xúc cho phép bạn bỏ qua tất cả và kết quả là cảm thấy tốt hơn.
Cuối cùng, nhạc buồn có thể phát triển những kết nối cảm xúc mạnh mẽ với chúng ta – ngay cả khi chúng ta không cảm thấy đặc biệt buồn. Elizabeth Margulis, tác giả của On Repeat: How Music Plays the Mind, cho biết: “Có thể nảy sinh cảm giác chia sẻ chủ quan với âm nhạc. Trong những mô tả về những trải nghiệm âm nhạc mãnh liệt nhất của họ, mọi người thường nói về cảm giác rằng ranh giới giữa âm nhạc và bản thân họ đã bị xóa nhòa.”
Chúng ta hình thành sự gắn bó với các bài hát mà chúng ta kết nối ở mức độ cá nhân và chủ quan. Vì vậy, chúng ta có nhiều khả năng sẽ nghe chúng nhiều lần hoặc với số lượng lớn trong một khoảng thời gian ngắn hơn. Bạn có thể đang ở một nơi tốt đẹp và cảm thấy hạnh phúc, nhưng vẫn thấy mình đang nghe bài hát mới của Vũ hoặc The Weeknd. Điều này không có nghĩa là bạn đang bí mật u sầu. Nó chỉ có nghĩa là bạn đang rèn luyện cơ bắp đồng cảm hoặc có thể chỉ đang thưởng thức một bài hát thực sự nói lên trái tim của bạn. Không có gì sai với điều đó, phải không?
Âm nhạc buồn có thể chẩn đoán tình trạng tâm lý?
Một nghiên cứu khác đã công bố vào năm 2015. Bài nghiên cứu phát hiện ra rằng những người bị trầm cảm thích nhạc buồn hơn nhạc vui và cho rằng điều này có thể khiến họ thất vọng. “Các nhà khoa học khác nghĩ rằng ở một mức độ nào đó. Những người bị trầm cảm có thể thấy nỗi buồn quen thuộc hơn hoặc thoải mái hơn và có thể vô tình hoặc cố ý làm những việc để duy trì trạng thái buồn bã đó. Chúng tôi thực sự nghi ngờ”
“Đối với chúng tôi, dường như những người trầm cảm không muốn cảm thấy buồn. Ý tôi là, những người trầm cảm bị mắc kẹt trong tình trạng tê liệt này. Trạng thái tâm trạng của họ vô cùng khó chịu. Họ đi trị liệu và nói: “Tôi muốn thoát khỏi điều này.” Bảy mươi sáu người ghi danh. Tất cả đều là sinh viên nữ. Một nửa đã được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm lâm sàng hoặc dai dẳng. Nghĩa là họ đã bị trầm cảm ít nhất hai năm.
Có thể giới trẻ Việt Nam chưa thật sự phân biệt được những trạng thái cơ bản của tâm lý. Trầm cảm – Lo âu – Stress. Biết việc bản thân tự nhận ra cảm xúc như vậy sẽ khó khăn đối với nhiều người nên ezCareMe đã tạo nên tính năng Kiểm tra tâm lý để giúp các bạn biết được tâm lý bản thân một cách khoa học và nhanh chóng hơn. Hi vọng bạn sẽ có kết quả tốt hoặc là sẽ có phương hướng điều chỉnh lại trạng thái cuộc sống. Đừng quên rằng, tại ezCareMe có những NTV có thể giúp cảm đến với cảm xúc tốt hiệu quả hơn.
Lược dịch và tham khảo từ:
Science Says Listening To Sad Songs Can Make Us Happier
Study Finds Surprising Benefit To Listening To Sad Music