Bạn không nghe nhầm đâu, “bạo hành ái kỷ” thực sự là một hội chứng đáng quan ngại đó!
HỘI CHỨNG RỐI LOẠN NHÂN CÁCH ÁI KỶ
Có thật sự tồn tại hội chứng rối loạn nhân cách ái kỷ?
Hội chứng rối loạn nhân cách ái kỷ (Narcissistic Personality Disorder) là một chứng rối loạn tâm lý quen thuộc. Những người mắc NPD thường có cái nhìn phóng đại về bản thân. Họ có xu hướng đòi hỏi một cách ích kỷ cho mình và ít đồng cảm với người khác.
Những người mắc hội chứng NPD sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì các mối quan hệ. Bên cạnh tình yêu, đó còn có thể là các mối quan hệ bạn bè, gia đình, người thân. Thông thường, điều này vô tình dẫn tới sự bạo hành tinh thần trong mối quan hệ đó.
Tại sao lại có bạo hành ái kỷ?
Về cơ bản, người mắc chứng ái kỷ là những người luôn đặt bản thân lên cao hơn người khác. Họ sẵn sàng làm mọi điều để mang lợi cho mình, cho dù có thể tổn thương người khác.
Không khó để nhận diện một người ái kỷ trong một mối quan hệ thông thường. Tuy nhiên điều này thường khó hơn trong quan hệ tình cảm. Chúng ta có xu hướng tự bào chữa cho hành vi của người yêu mình.
NHẬN DIỆN VÒNG LẶP BẠO HÀNH CẢM XÚC TRONG TÌNH YÊU
Giai đoạn 1: Love bombing
Love bombing là một cụm từ chỉ việc đối phương đang trong trạng thái “dạt dào cảm xúc”. Đây thường là giai đoạn đầu tiên trong tình yêu. Khác với việc thể hiện tình cảm, love bombing khá cường điệu và có phần “ngộp thở”. Đối phương giai đoạn này thường sẽ khiến bạn choáng ngợp bởi sự quan tâm, những món quà, hay thậm chí là những “cam kết” lâu dài trong tương lai.
Dường như đây là một hành vi đốt cháy giai đoạn nhằm khiến chúng ta cảm thấy an tâm hơn. Thực tế, họ chỉ đang cố gắng xây dựng lòng tin để đạt được mục đích sau này.
Giai đoạn 2: Gây tổn thương
Bạn sẽ khó để nhận diện sự chuyển giao giữa 2 giai đoạn. Trong quá trình chuyển đổi, người ái kỷ sẽ thao túng tâm lý, khiến bạn nghĩ rằng những tổn thương đó chỉ là sự vô tình.
Cụ thể hơn, người mắc chứng rối loạn ái kỷ sẽ có các hành vi:
- Gây hấn thụ động
- Bạo lực (thể chất và tinh thần)
- Nói những lời gây tổn thương
- Biện minh cho những việc làm của mình
- So sánh tiêu cực bạn với người khác
Cảm xúc và sức khỏe tinh thần của bạn sẽ bị tổn hại nặng nề trong giai đoạn này. Các triệu chứng stress, trầm cảm, lo âu cần được quan tâm nếu bạn đang trải qua những điều trên.
Làm bài trắc nghiệm sức khoẻ tinh thần của bản thân tại đây.
Giai đoạn 3: Vòng lặp liên tục
Các hành vi trên ngày càng xuất hiện nhiều hơn và khiến bạn cảm thấy bối rối. Bạn sẽ có xu hướng muốn làm hài lòng đối phương hơn, hoặc cố gắng tránh xa đối phương để bảo vệ mình.
Đáng buồn rằng, nếu bạn không mau chóng dừng lại mối quan hệ hoặc tìm sự trợ giúp, một vòng lặp sẽ lại được bắt đầu. Người mắc chứng rối loạn ái kỷ sẽ lại đi từ giai đoạn đầu và lặp lại những điều đó chưa khiến bạn rời xa họ.
Mục đích của vòng lặp chính là tạo nên một cái bẫy tâm lý và buộc bạn phải ở cạnh và tiếp tục cho những điều họ đang cần.
Kết thúc
Trong trường hợp mối quan hệ kết thúc, việc ai là người nói lời chia tay thường rất phức tạp. Nếu người ái kỷ nói lời chia tay, điều đó đồng nghĩa đối với họ, bạn đã “hết giá trị lợi dụng”. Nếu bạn là người chia tay, họ sẽ trở nên tức giận và tìm cách giữ chân bạn như vòng lặp phía trên.
Trong trường hợp này, điều cần thiết nhất nếu bạn không thể tự thoát ra là hãy tìm sự trợ giúp của bạn bè, người thân trước khi tình trạng trở nên khó kiểm soát.
Đọc bài viết: Phục hồi sau chia tay.
Tại sao lại có “ái kỷ” trong tình yêu?
Trong hầu hết các trường hợp về rối loạn tâm lý, bản thân người bệnh không bẩm sinh đã là một người có tính cách như vậy. Họ thường gặp vấn đề trong quá khứ hoặc bị ảnh hưởng bởi cách giáo dục của môi trường và gia đình. Trong tâm lý học phát triển và tâm lý học hành vi, môi trường và hành động có nhiều sự liên quan tới nhau. Chính vì thế, theo khách quan, người mắc chứng ái kỷ cũng là một người bị tổn thương về một tinh thần. Họ chỉ không nhận diện được điều đó và tiếp tục vòng lặp của sự phản chiếu hành vi lên bạn mà thôi.
Tuy nhiên, điều đó cũng không có nghĩa bạn nên bỏ qua các hành vi gây tổn thương của họ. Tham khảo ngay các giải pháp của ezCareMe trong phần tiếp theo nhé!
LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI MỘT MỐI QUAN HỆ ÁI KỶ?
Dành các khoảng nghỉ cho mối quan hệ
Nếu bạn cảm thấy các hành vi của đối phương đang dần có xu hướng gây tổn thương, hãy chủ động đề xuất sự nghỉ ngơi. Cả hai hãy dành thời gian để suy nghĩ cũng như chăm sóc sức khỏe tinh thần cho bản thân mình.
Nếu bạn cảm thấy mình có các hành vi của người ái kỷ, đừng ngần ngại mà hãy tìm đến sự trợ giúp tâm lý ngay nhé!
Thử nghiệm tính năng quản lý cảm xúc để nhận diện nhanh hơn.
Đặt ra điểm giới hạn
Hãy đặt ra các giới hạn cá nhân của mình để đối phương nắm rõ. Bởi mỗi người sẽ có một cảm nhận khác nhau, nên hành động khi chưa biết điểm giới hạn sẽ vô tình chạm tới những cảm xúc tiêu cực. Hãy thẳng thắn nói ra những quan điểm của bản thân và cùng nhau xây dựng cách thể hiện lành mạnh nhất nhé!
Tìm sự trợ giúp từ các chuyên gia tâm lý
Đối với mọi trường hợp liên quan tới tâm lý, tham khảo ý kiến từ chuyên gia luôn là giải pháp an toàn và hiệu quả nhất. Đừng ngần ngại hay cảm thấy ngượng ngùng khi phải chia sẻ vấn đề của bản thân bạn nhé! Chuyên gia cùng kinh nghiệm và chuyên môn của mình sẽ biết được cách hợp lý nhất giúp bạn thoát khỏi vòng lặp không mong muốn này.
Nếu bạn thấy mình đang có những vấn đề được nêu trên, hãy nhanh chóng tìm nhà tham vấn trên nền tảng của ezCareMe!
Tham khảo và lược dịch từ VeryWell Mind