Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao thật khó để quay trở lại cuộc sống sau kỳ nghỉ không? Blues sau kỳ nghỉ là một điều thường thấy. Đây là cách mà bạn có thể đối phó với nó.

Như thế nào là sự thất vọng sau kì nghỉ?

Còn được gọi là hội chứng sau kỳ nghỉ, căng thẳng hoặc trầm cảm, tình trạng suy sụp này có thể ảnh hưởng nặng nề sau một thời gian căng thẳng và cảm xúc mãnh liệt.  

Nỗi buồn sau kỳ nghỉ có nhiều đặc trưng giống với chứng lo âu hoặc rối loạn tâm trạng (Mood Disorders): mất ngủ, năng lượng thấp, cáu kỉnh, khó tập trung và lo lắng. Nhưng không giống như trầm cảm lâm sàng, sự đau khổ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn 

Mặc dù người ta thường chú ý nhiều hơn đến chứng trầm cảm xảy ra trong các ngày lễ, nhưng tình trạng này không phải là hiếm. Vì vậy, điều gì đã tạo ra cảm giác lạ kỳ này?

Điều gì gây ra sự thất vọng sau kì nghỉ?

Có tương đối ít nghiên cứu về chủ đề này, nhưng sự đồng thuận giữa các chuyên gia là sự suy giảm adrenaline là thủ phạm chính. 

Tiến sĩ Eileen Kennedy-Moore, nhà tâm lý học lâm sàng tại Princeton, NJ, gợi ý rằng việc ngừng sử dụng hormone gây căng thẳng đột ngột sau một sự kiện lớn, có thể là đám cưới, deadline quan trọng hoặc ngày lễ, có thể tác động sâu sắc đến sức khỏe sinh học và tâm lý của chúng ta.

Vậy tại sao chúng ta cảm thấy suy sụp sau kỳ nghỉ lễ?

Trừ khi bạn có kỳ nghỉ ba tuần vào tháng 8 hoặc một số hoạt động giải trí lớn khác trong năm, những ngày nghỉ lễ có thể là lần duy nhất cuộc sống thường ngày bị gián đoạn. 

Ngay cả khi những ngày nghỉ của bạn không vui vẻ và tươi sáng như vậy, bộ não vẫn phóng đại thực tế của cuộc sống hàng ngày, khiến việc quay trở lại cuộc sống đời thường dường như gây lo lắng và chán nản hơn thực tế một cách bất cân xứng.

Bộ não đang đánh lừa chúng ta

Theo Tiến sĩ Melissa Weinberg, một nhà tư vấn nghiên cứu và nhà tâm lý học chuyên về tâm lý học hạnh phúc và hiệu suất, cho rằng điều đó thực chất lại là dấu hiệu của sức khỏe tâm lý ổn định.

 “Đó chỉ là một trong hàng loạt các ảo tưởng mà bộ não của chúng ta đánh lừa khiến chúng ta tin vào điều đó, giống như cách chúng ta nghĩ rằng những điều tồi tệ có nhiều khả năng xảy ra với người khác hơn là với chúng ta. Trớ trêu thay, khả năng đánh lừa bản thân mỗi ngày lại là một dấu hiệu cho thấy tinh thần và chức năng tâm lý đang hoạt động tốt,” Weinberg giải thích trên tờ The New Daily.

“Vì vậy, cho dù chúng ta có tận hưởng kỳ nghỉ của mình hay không và liệu chúng ta có muốn đi nghỉ hơn là quay lại làm việc hay không, bộ não của chúng ta được thiết kế  để khiến chúng ta tin rằng chúng ta đã thật sự tận hưởng kỳ nghỉ đó và chúng ta vẫn muốn tiếp tục đi nghỉ thay vì quay lại làm việc.

Khi làm như vậy, chúng ta phải trả giá bằng cảm xúc thất vọng cho một kỳ nghỉ vui vẻ đã kết thúc, và vì thế chúng ta sẽ luôn trải qua giai đoạn tuột cảm xúc khi mức độ hài lòng của chúng ta quay về mức độ cơ bản hằng ngày.”

Nói cách khác, bạn sẽ luôn cảm thấy thất vọng cho dù kỳ nghỉ đó có thực sự tuyệt vời hay không.

Chúng ta đang bị cạn kiệt cảm xúc

Theo bác sĩ tâm thần và tác giả của cuốn sách “Thriving as an Empath”, Tiến sĩ Judith Orloff, việc tạo a một vẻ ngoài giả tạo và giả vờ hạnh phúc có thể khiến bạn kiệt sức vô cùng. 

Ý tưởng này được chia sẻ bởi nhà trị liệu tâm lý, Tiến sĩ Richard O’Connor, người có lý thuyết cho rằng chúng ta “tự trang bị” cho mình trong kỳ nghỉ lễ như một cơ chế để đối phó với căng thẳng, những cảm xúc và tình huống khó khăn.

Để tâm đến chế độ ăn uống 

Chế độ ăn nhiều đường và rượu mà nhiều người trong chúng ta  lạm dụng trong kỳ nghỉ lễ cũng có thể là nguyên nhân. Rượu là một chất gây trầm cảm được công nhận rộng rãi và nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên hệ giữa đồ ăn vặt với chứng trầm cảm. 

Không có gì đáng ngạc nhiên, sau một thời gian dài gần một tháng ăn uống quá độ, chúng ta có thể cảm thấy mệt mỏi hơn so với trước. 

Trầm cảm sau kỳ nghỉ kéo dài bao lâu?

Mỗi người sẽ có một khoảng thời gian khác nhau. Nhưng nếu sau một thời gian, bạn vẫn không mong đợi những sự kiện sắp tới hoặc bạn tiếp tục nhớ về những ngày lễ với nỗi buồn thay vì thích thú, thì đã đến lúc bạn nên nói chuyện với chuyên gia sức khỏe tinh thần.

Làm thế nào để vượt qua nỗi buồn sau kỳ nghỉ lễ?

Để bản thân thoát khỏi cuộc vui sau kỳ nghỉ đòi hỏi phải chú trọng hơn vào những điều cơ bản về sức khỏe thể chất và tinh thần cũng như điều chỉnh các kỳ vọng:

Chăm sóc bản thân

Giấc ngủ chất lượng, tập thể dục thường xuyên và chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng — những nền tảng lối sống lành mạnh này được các chuyên gia khuyến nghị để cải thiện tâm trạng và kiểm soát các triệu chứng trầm cảm. 

Giữa các lễ hội đêm muộn, đồ ăn nhẹ có đường và một danh sách dài các việc cần làm, những thực hành này thường bị bỏ qua trong mùa lễ. 

Thiết lập lại chúng như một thói quen cố định, thường xuyên và không thể thương lượng trong thói quen của bạn là điều cần thiết để trở lại đúng hướng nếu bạn đang gặp khó khăn về mặt cảm xúc.

Sắp xếp thời gian để vui chơi

Tương tác xã hội là một thành phần quan trọng của việc nâng cao hạnh phúc. 

Giờ đây, khi các bữa tiệc ngày lễ đã kết thúc, một lịch trống có thể khiến bạn cảm thấy hơi buồn. Làm đầy sổ kế hoạch của bạn bằng các hoạt động mà bạn yêu thích sẽ mang lại cho bạn điều gì đó để mong chờ và giúp tránh xa hiệu ứng tương phản. 

Thật dễ dàng để  thu mình lại khi bạn cảm thấy thất vọng. Gặp mặt trực tiếp với bạn bè và những người khác mà bạn quan tâm—ngay cả khi bạn không cảm thấy thích—cũng có thể mang lại động lực rất cần thiết.

Hãy kiên nhẫn và dịu dàng với chính mình

Nỗi buồn sau kỳ nghỉ lễ sẽ không tồn tại mãi mãi. Trong khi chờ đợi, hãy cảm thông hơn cho chính bạn Đừng dằn vặt bản thân vì những cảm giác tiêu cực mà bạn đang có và hãy dành thời gian cần thiết để tìm lại chỗ đứng của mình. Nếu các triệu chứng vẫn tiếp tục, hãy cân nhắc tham khảo ý kiến ​​chuyên gia.


Tham khảo và lược dịch: Understanding Post-Holiday Depression and Blues

Leave a Reply

Your email address will not be published.