Nick clone là tài khoản phụ của người dùng nhằm phục vụ mục đích cá nhân mà không muốn ai biết đến. Mặt nạ là một vật thể thường được phủ hay đeo lên mặt người dùng để hóa trang hay ngụy trang trong các hoạt động tế lễ, trình diễn, giải trí. Nhưng theo nghĩa bóng, nhiều người trong chúng ta làm điều này hàng ngày khi che giấu danh tính hoặc cảm xúc thật của mình. Nó giúp kìm nén suy nghĩ hoặc hành động theo những cách nhất định. 

Nick clone – Tuy ảo nhưng đông đảo

Theo thống kê mới nhất từ Facebook, tính đầu năm năm 2022, Việt Nam hiện có gần 100 triệu tài khoản. Có 80 878 700 người dùng Facebook chiếm 80,2% dân số toàn quốc. Tuy nhiên, con số này có hơi mâu thuẫn với quy mô dân số tại Việt Nam. Cho cả khi chúng ta tính tổng toàn bộ người dùng ở mọi lứa tuổi thì chưa thể chạm mốc 100 triệu tài khoản như đã thống kê. Vậy nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này do đâu? 

Theo Thống Kê Người Dùng Facebook 2022 – Facebook users in Viet Nam – Nguồn: NapoleonCat.com 

Nguyên nhân chính nằm ở việc mỗi người dùng thường có nhu cầu sử dụng thêm từ 1-2 hoặc nhiều hơn các tài khoản phụ (nick clone), làm cho số lượng tài khoản Facebook được thống kê tại Việt Nam lớn đến vậy.

Khác xa với tài khoản chính, nick clone thường không được chú trọng các thông tin về bản thân, làm sao để mọi người không nhận ra chủ nhân thực sự của nó. Ngoài mục đích công việc thì nick phụ còn là nơi mọi người chọn là nơi “sống thật”. Đặc trưng của việc sử dụng nick clone là để giấu đi danh tính cá nhân để người dùng có thể thoải mái tương tác. Với nó, người dùng được bày tỏ quan điểm, theo dõi các trang, fanpage, thần tượng mà mình yêu thích. Việc hạn chế để lại thông tin, người dùng sẽ không cần phải lo lắng khi bị người khác công kích và điều tra thông tin cá nhân.

Những chiếc mặt nạ chúng ta mang hàng ngày

Nick ảo trở thành một mặt nạ cảm xúc mà chúng ta mong muốn được bộc lộ theo bản năng. Một số mặt nạ chúng ta thích hoặc không. Một số khác người thì buộc phải đeo vào để hòa nhập trong cuộc sống. Đôi khi chúng ta tự nguyện mang và ngại cởi ra.

Không thể phủ nhận việc đeo mặt nạ và cải trang là niềm vui. Hầu hết chúng ta đều có những kỷ niệm thời vui vẻ khi hóa trang cho Halloween. Ngày lễ này được yêu thích thứ ba của người Mỹ, chỉ sau Lễ Giáng sinh và Lễ tạ ơn. Trong lễ hội Carnival, được tổ chức trước Mùa Chay (Lent in Catholic) ở các quốc gia Công giáo như Ý và Brazil, người lớn có thể thả rông ẩn danh trước khi ăn năn tội lỗi của mình trong 40 ngày tiếp theo. Tiếng Đức có một từ đặc biệt để chỉ niềm hạnh phúc mà những phong tục như vậy mang lại: Maskedfreiheit— sự tự do đằng sau chiếc mặt nạ.

Hạnh phúc của Maskfreiheit có thể theo nghĩa đen. Chẳng hạn tại lễ hội Carnival, việc giấu mặt sẽ bảo vệ bạn khỏi sự phán xét của người khác. Nhưng nó không phải như vậy. Hãy nghĩ về cảm giác khi bạn ở trong một môi trường mà bạn hoàn toàn không biết ai. Cảm giác như bạn chuyển đến một thành phố mới làm thay đổi cuộc sống của bạn tốt hơn. Có thể bạn cảm thấy hơi hồi hộp khi bắt chuyện trong quán bar của khách sạn với một người lạ. Ở bạn nói những điều mà bạn sẽ không bao giờ nói với người bạn biết. Có thể đi du lịch một mình khiến bạn cảm thấy bất khả chiến bại.

Cảm xúc thật bày tỏ ở giao diện mới

Lối sống công nghệ hiện nay, nick ảo như là một hình thức online của các lễ hội giấu mặt. Ở đây bạn thoải mái bày tỏ cảm xúc thiếu thời hay là cả khi là bạn đã trưởng thành với những sự kiện. Theo thống kê ở trên, độ tuổi từ 18 đến 54 tuổi là nhóm tuổi thường xuyên tương tác với mạng xã hội Facebook. Thêm vào đó là giới tính sử dụng cũng xấp xỉ nhau.

Họ được bày tỏ quan điểm thẳng thắn, không lo ngại về đối phương. Khi được nói về một vấn đề mà tìm được ai đối thoại sẽ khiến bạn hăng say thảo luận về nó. Hoặc đó là nên bày tỏ cảm xúc thật khi phải kìm nén nó trong đời sống thực. Giá trị của mặt nạ ẩn dụ đang được tranh luận sôi nổi. Một số nhà bình luận khuyến khích chúng ta hãy là con người thật của mình vì lợi ích của sức khỏe tinh thần và sự chính trực của cá nhân. 

Chúng ta cũng có thể tìm thấy Masked Freiheit trong đám đông. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra việc đánh mất bản thân trong một nhóm đồng nhất, còn được gọi là “tâm trí tổ ong” – trong một khoảng thời gian xác định có thể là một trải nghiệm vô cùng thú vị. Chỉ cần nhìn vào khuôn mặt của những người đang say mê tôn giáo như một nhóm hoặc tại một buổi hòa nhạc của Vũ,… Bạn có thể thấy hiện tượng này đang diễn ra.

Theo cách nói của Holden Caulfield, là một “đồ giả mạo” đáng khinh. Những người khác ủng hộ một số mức độ kìm nén con người thật của chúng ta khi ra ngoài thế giới. Chẳng hạn, nhà báo chuyên mục chính trị George Will lập luận rằng làm như vậy là một yêu cầu đơn giản của “nền văn minh”. Ông ấy rất trăn trở về tính chân thật mà chúng ta hiện đang thấy trong cuộc sống.

Cả hai bên đều đúng một chút. Trong những bối cảnh thích hợp, che giấu con người thật của bạn có thể lành mạnh và tự do. Một số ức chế là một phần cơ bản của một xã hội đang hoạt động. Nhưng khi việc đeo mặt nạ là một phần lâu dài và trung tâm trong công việc hoặc cuộc sống của bạn thì có điều gì đó không ổn. Có thể rất nghiêm trọng. Giống như không thể đeo khẩu trang phẫu thuật 24/7. Những chiếc khẩu trang ẩn dụ của chúng ta cuối cùng cũng phải tháo ra.

Trong nhiều trường hợp, chúng ta cảm thấy bắt buộc phải che giấu cảm xúc thật của mình, đặc biệt khi chúng tiêu cực. Mặt nạ như vậy rất khó để duy trì. Nụ cười hạnh phúc thực sự liên quan đến hai nhóm cơ chính: cơ gò má chính, kéo khóe miệng lên và cơ vòng mi, làm nhăn khóe mắt. Trong một nụ cười, cái miệng làm nhiệm vụ của nó. Nhưng đôi mắt lại không hợp tác. Thí nghiệm cho thấy rằng mọi người thường có thể phân biệt được nụ cười thật và nụ cười giả tạo nhờ sự khác biệt của đôi mắt. Đó là lý do tại sao bạn có thể biết liệu ai đó có đang vui vẻ hay không ngay khi họ có giấu mặt trong khẩu trang.

Có lẽ bạn có thể liên tưởng đến điều này nếu bạn đã có một công việc hoặc một mối quan hệ kích thích những cảm xúc mạnh mẽ hoặc tiêu cực mà bạn phải kìm nén ngày này qua ngày khác. Điều này là mệt mỏi về thể chất và tinh thần. Bạn thấy sự hài lòng trong cuộc sống của mình đang cạn kiệt? Không chỉ vì nỗ lực giả vờ gạt bỏ cảm xúc của bạn một cách vô ích mà còn bởi vì bạn không bao giờ được phép đem toàn bộ con người mình vào sự nghiệp hay tình yêu của mình.

Đeo mặt nạ cảm xúc đúng cách theo 3 nguyên tắc

1. Nghỉ ngơi với chính mình.

Tất cả các kỳ nghỉ tốt đều có một điểm chung: Chúng làm cho những trách nhiệm và lịch trình dày đặc của chúng ta dừng lại một chút. Chúng ta có thể nghỉ ngơi mà không bị quấy rầy bởi những cam kết của chính mình. Ý tưởng tương tự áp dụng cho trách nhiệm là bạn. 

Năng lượng cần thiết để duy trì tinh thần của bạn có thể lớn hơn bạn nhận ra. Việc tìm cách từ bỏ nó thường xuyên có thể giúp bạn nạp lại năng lượng. Tham gia vào các hoạt động “ tâm trí tổ ong”. Chẳng hạn như lớp học tôn giáo và giải trí theo nhóm. Có nhiều cách dễ dàng để bạn có một kỳ nghỉ đúng nghĩa. Điều quan trọng là giải phóng bản thân khỏi những ràng buộc của chính bạn.

2. Tháo mặt nạ xung quanh những người bạn yêu thương nhất.

Chúng ta sẽ tháo mặt nạ khi ở cạnh người chúng ta yêu thương. Vì ở đó, cảm xúc của chúng ta được an toàn nhất. Bằng cách chân thành chia sẻ những vấn đề gặp phải thì chúng ta không cần tạo thêm một mặt nạ mới. Hãy dành cho nhau thoải mái khi ở cạnh nhau, cùng nhau cảm nhận sự thú vị của cuộc sống. 

Những mối quan hệ quan trọng nhất của bạn —những mối quan hệ mà bạn đầu tư phần lớn thời gian và năng lượng của mình, cho dù đó là mối quan hệ cá nhân hay nghề nghiệp—đòi hỏi bạn phải là chính mình. Nếu bạn đeo mặt nạ 24 giờ một ngày, thì cần phải thay đổi điều gì đó.

3. Hãy chắc chắn rằng bạn thích những gì đằng sau chiếc mặt nạ của mình.

Giữ cho chiếc mặt nạ có thể mệt mỏi như vậy  nhưng việc để nó rơi ra có thể là một viễn cảnh đáng sợ nếu bạn không đặc biệt thích những gì nó che giấu. Có thể bạn cảm thấy xấu hổ vì mang trong mình sự tức giận và thù địch. Đôi khi, sẽ là nỗi buồn chất chứa trong lòng. 

Trong những trường hợp như thế này, đeo mặt nạ có nghĩa là bỏ lỡ cơ hội đối mặt với thực tế và thực hiện một số thay đổi tích cực. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự chấp nhận bản thân có thể làm giảm lo lắng và bảo vệ tâm trạng của bạn khi đối mặt với thất bại – không liên quan đến chứng trầm cảm. Bạn thậm chí có thể thay đổi những đặc điểm tính cách mà bạn không thích ở bản thân. Lưu ý rằng,  làm như vậy cần có sự can thiệp trung thực và có ý thức.

Ở đây chúng ta phải làm rõ quan điểm rằng cách bạn tiếp cận với môi trường bằng một chiếc mặt nạ không phải là tiêu cực. Đó có thể là cách khiến bạn tự tin hơn khi tâm sự câu chuyện của bản thân. Ở ezCareMe, chúng mình đã gặp nhiều trường hợp như thế. Việc khó khăn thể hiện bản thân trước cuộc sống khiến bạn cảm thấy mất đi sự tự tin cũng như năng lượng trong cuộc sống. Hãy nhờ sự hỗ trợ của nhà tham vấn tâm lý. Người có khả năng tháo gỡ chiếc mặt nạ mà bạn luôn mang trên cảm xúc. Hoặc ở đây, NTV sẽ chỉ bạn cách đeo mặt nạ cảm xúc đúng cách để tận hưởng cuộc sống đúng điệu.

Tài liệu tham khảo và lược dịch: The Disguises We Wear Every Day

Leave a Reply

Your email address will not be published.