Việc sử dụng mạng xã hội trên các nền tảng như Facebook, Twitter, Snapchat, Instagram, v.v. đã và đang không ngừng tăng mạnh trong thập kỷ qua. Con người về bản chất là những sinh vật xã hội, vì vậy cơ hội kết nối và chia sẻ do mạng xã hội mang lại đã khiến nó trở nên đặc biệt phổ biến. Một nghiên cứu đại diện toàn quốc năm 2018 của Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy 95% thanh thiếu niên được khảo sát có quyền truy cập vào điện thoại thông minh và 45% nói rằng họ lên mạng liên tục. Điều thú vị là, mặc dù phổ biến với giới trẻ, gần một nửa (45%) nói rằng mạng xã hội không có ảnh hưởng rõ ràng đến chất lượng cuộc sống, trong khi 31% và 24% mô tả nó có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực, lần lượt.
Mạng xã hội, tuy ảo nhưng thật
Kết nối với những người khác và lướt qua những bài đăng là hai trong số những điều bạn hay làm trên mạng xã hội. Xem các nội dung được đăng mà không tương tác với người khác hoặc với nội dung được đăng đã được chứng minh là có tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên, việc tương tác với các bài viết có thể mang lại lợi ích sức khỏe tâm thần tích cực và có thể tạo cơ hội kết nối xã hội và cảm giác thân thuộc.
Mặc dù mong muốn kết nối là tự nhiên, mạnh mẽ và rất tích cực, nhưng tính ẩn danh, khả năng tiếp cận dễ dàng và cơ hội kết nối mà mạng xã hội mang lại thu hút những người trong chúng ta, những người đang phải chịu đựng sự cô đơn và lo lắng, và những người có xu hướng so sánh xã hội tiêu cực.
Khi chúng ta sử dụng mạng xã hội với hy vọng đáp ứng những nhu cầu cốt lõi của con người về kết nối mà không được đáp ứng trong cuộc sống hằng ngày hoặc để cảm thấy tốt hơn về bản thân, chúng ta có nguy cơ rời xa cuộc sống thực tại và thậm chí còn cảm thấy cô đơn hoặc tự phê bình hơn so với lúc đầu. Điều này có nghĩa là điều quan trọng là phải hiểu những gì chúng ta hy vọng tìm thấy hoặc cảm nhận khi lướt hoặc tương tác trên mạng xã hội.
May mắn thay, giờ đây khi mạng xã hội đã xuất hiện được một thời gian, các nhà nghiên cứu đang bắt đầu hiểu rõ hơn về thời điểm và cách thức nó giúp ích cho sức khỏe tâm thần và sự kết nối với xã hội thực tại. Đồng thời, thời điểm và cách thức nó gây hại cho những lĩnh vực này của cuộc sống cũng được nghiên cứu.
Một trong những khám phá chính là vai trò của so sánh xã hội trong trải nghiệm mạng xã hội của chúng ta. Xu hướng so sánh bản thân với người khác là điều tự nhiên, nhưng trong trường hợp này, xu hướng chú ý đến những người trên mạng xã hội mà chúng ta đánh giá (trong tiềm thức hoặc thậm chí là vô thức) là đang có cuộc sống tốt đẹp hơn chúng ta, thường mang lại ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và cảm xúc.
Tại sao so sánh trên mạng xã hội cần được coi trọng?
Khi các trang mạng xã hội liên tục cập nhập, chúng trở nên dễ “gây nghiện” hơn, đồng thời cơ hội so sánh xã hội tăng lên. Điều này cũng làm tăng kết quả tiêu cực của việc so sánh bản thân: trầm cảm, lo lắng, tự ti, hình ảnh bản thân bị giảm sút và ăn uống không điều độ. Mặc dù có lẽ không liên quan, nhưng điều đáng chú ý là các xu hướng liên quan đến sức khỏe tâm thần (ví dụ: trầm cảm, lo lắng, các vấn đề về hình ảnh bản thân), ở thanh thiếu niên trở nên tồi tệ hơn trong cùng khoảng thời gian mà việc sử dụng điện thoại thông minh và mạng xã hội của thanh thiếu niên tăng lên. Mặc dù việc thiết lập mối liên hệ rõ ràng giữa việc sử dụng mạng xã hội và các xu hướng sức khỏe tâm thần tăng cao là một thách thức vì nhiều lý do, nhưng rõ ràng là việc tham gia vào nhiều so sánh xã hội tiêu cực là một trong số những yếu tố có khả năng góp phần vào những xu hướng này.
Điều này là do việc tạo ra một cuộc sống giả tạo trên mạng xã hội chỉ vì mục đích nhận được lượt thích/theo dõi có thể khiến những thiếu sót hoặc khó khăn của chúng ta trong cuộc sống thực dường như trở nên khó khăn hơn và chúng ta đánh mất những gì là thực. Ngay cả khi tiếp xúc ngắn với mạng xã hội cũng có thể kích hoạt so sánh xã hội và tự đánh giá thấp bản thân khi xem hồ sơ của những người sống khỏe mạnh hoặc thành công.
Ảnh hưởng tiêu cực của so sánh xã hội mang đến
So sánh xã hội tiêu cực hoặc Nỗi sợ bị bỏ lỡ (FOMO), là ý tưởng cho rằng người khác đang có thời gian tốt hơn hoặc thành công hơn bạn (chỉ từ những gì bạn có thể thấy về cuộc sống trên mạng của họ), có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của chúng ta trong nhiều cách khác nhau:
Trầm cảm: Cảm giác ghen tị và tự hạ thấp bản thân vì những gì người khác đăng trên mạng xã hội có liên quan đến tình trạng trầm cảm ngày càng trầm trọng.
Suy giảm sức khỏe tổng thể: Những người sử dụng mạng xã hội nhiều (lên tới 5 giờ mỗi ngày) được chứng minh là có sự tự nhận thức thấp hơn, dễ bị trầm cảm và thậm chí có ý định tự tử.
Hình ảnh bản thân : Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tự tin, đặc biệt là trong quá trình phát triển của thanh thiếu niên, tự so sánh tiêu cực là một hiện tượng phổ biến đối với cả nam và nữ trên mạng xã hội. Mặc dù các tiêu chuẩn lý tưởng về cơ thể của nam giới và nữ giới là khác nhau, nhưng cả hai đều dễ bị ảnh hưởng bởi hình ảnh cơ thể kém và sự tự tin thấp. Điều này diễn ra trên mạng cũng như với sự gia tăng ngày càng tăng của vấn nạn bắt nạt trên mạng.
Rối loạn ăn uống: Dành nhiều thời gian hơn trên mạng xã hội cũng liên quan đến mong muốn thay đổi cơ thể của một người thông qua thói quen ăn uống không điều độ. Một biểu hiện phổ biến là cơn sốt uống trà ăn kiêng và các cách “làm sạch” hạn chế khác, thường được quảng bá bởi những người có ảnh hưởng với kiểu cơ thể lý tưởng. Và hơn thế nữa, hình ảnh thường được bóp méo hoặc chỉnh sửa trên mạng xã hội.
Đừng lo lắng, luôn có cách giải quyết cho mọi vấn đề
Trong tất cả các nghiên cứu, kết quả tồi tệ nhất về cảm giác tiêu cực có liên quan đến việc dành nhiều thời gian hơn cho các mạng xã hội. Vì vậy, để giảm thiểu so sánh xã hội, điều tốt nhất và nhanh nhất bạn có thể làm là hạn chế thời gian dành cho nó. Một vài điều khác bạn có thể làm là:
Hãy nhận biết các yếu tố “trigger” bạn: Để ý những bài đăng nào khiến bạn cảm thấy thất vọng về bản thân và bắt đầu mắc vào bẫy so sánh. Cân nhắc hủy theo dõi những người đó.
Hãy nhớ rằng mạng là ảo: Đừng so sánh bên ngoài của ai đó với bên trong của bạn. Những bài đăng này được thiết kế để thu hút sự chú ý, mạng là ảo, cuộc đời của bạn mới là thật.
Thực hành lòng biết ơn: Cố gắng tập trung vào những gì bạn có trong cuộc sống hơn là so với những gì bạn không có. Điều này xem có vẻ đơn giản, nhưng thừa nhận những gì bạn có có thể là một chặng đường dài để giảm thiểu sự so sánh.
Hạn chế sử dụng mạng xã hội: Thử giới hạn việc sử dụng của bạn trong ngày hoặc trong tuần. Khi bạn bắt đầu vào mạng xã hội, hãy biết tại sao bạn bắt đầu và bạn dự định ở lại bao lâu.
Tập trung vào mặt tích cực: Cố gắng theo dõi những người và xem các bài đăng truyền cảm hứng cho bạn, thay vì theo dõi những người khiến bạn cảm thấy tiêu cực về bản thân hoặc người khác.
Nếu bạn hoặc ai đó mà bạn biết không thể từ bỏ thói quen sử dụng mạng xã hội của mình mặc dù điều đó khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn hoặc bệnh tâm thần của bạn vẫn dai dẳng ngay cả khi không có mạng xã hội, thì điều quan trọng nhất bạn có thể làm là yêu cầu trợ giúp từ những nhà tham vấn tâm lý có kinh nghiệm. Đừng bao giờ bỏ qua chứng trầm cảm, lo lắng, rối loạn ăn uống và ý định tự tử.
Tham khảo và lược dịch: Understanding Social Comparison on Social Media