Có bao giờ bạn cảm thấy đặc biệt stressed tới mức không muốn làm gì chưa?
Hôm nay tôi buồn? Đừng làm việc luôn!
Với những người trưởng thành, “đi làm” luôn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Tương tự như việc đến trường của học sinh, người trưởng thành ở Việt Nam trung bình cũng dành 7-8 tiếng một ngày cho công việc văn phòng và 1-2 tiếng cho công việc tại nhà (hoặc overtime).
Tuy nhiên, con người sinh ra vốn dĩ không phải những cỗ máy được lập trình một chiều. Có rất nhiều yếu tố cảm xúc và tâm lý có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Chính vì thế, nếu bỗng dưng một ngày bạn thấy… không còn muốn đi làm nữa, thì đó là dấu hiệu “cỗ máy” bên trong bạn đang cần được nghỉ ngơi rồi đó.
Vì sao bạn bỗng dưng chán ghét công việc đi làm?
Có khá nhiều lí do dẫn đến cảm xúc tiêu cực này, ví dụ như:
Mệt mỏi
Bạn đã mệt mỏi trong một khoảng thời gian dài do thiếu sự nghỉ ngơi hay gặp các vấn đề sức khoẻ thể chất. Không ngủ đủ giấc cũng là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến sự mệt mỏi này.
Kiệt quệ trong công việc
Kiệt quệ trong công việc (work-fatigue) đề cập đến việc bạn làm nhiều việc liên tục trong thời gian dài khiến cơ thể bị kiệt sức. Điều này gây giảm động lực, giảm sức khoẻ và dẫn tới stressed.
Gặp vấn đề với công việc
Những vấn đề có thể gặp trong công việc bao gồm: làm công việc không yêu thích/phù hợp, không bắt nhịp được với tiến độ, không hợp với môi trường/văn hoá công ty,…
Cảm thấy chán nản
Đây là một điều vô cùng bình thường. Cảm thấy chán nản chứng tỏ rằng bạn đang mất động lực cũng như năng lượng dành cho công việc.
Bạn có thể bắt đầu ghi chú lại những cảm xúc của mình hàng ngày để có thể nhận biết được khi nào bản thân có dấu hiệu của việc xuống dốc tinh thần. Bằng cách này, bạn sẽ chủ động hơn trong việc tìm kiếm sự hỗ trợ cũng như điều chỉnh công việc của mình giúp cho tâm trạng được dễ chịu hơn.
Thử ngay tính năng check-in cảm xúc tại đây
7 phương pháp giúp bạn thoát khỏi trạng thái kiệt quệ trong công việc
Thay đổi môi trường công việc
Thay đổi hoặc sắp xếp lại khu vực làm việc của mình có thể khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn đấy! Bạn có thể đổi vị trí bàn, sắp xếp lại các vật dụng, mua đồ trang trí nhỏ xinh,… Sự thay đổi tích cực trong môi trường làm việc sẽ tác động lên tâm lý và từ đó giúp bạn cảm thấy nhiều năng lượng hơn.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Tập thể dục mỗi ngày, lên kế hoạch ăn uống lành mạnh, lập thời gian biểu khoa học,… chính là những cách giúp bạn điều chỉnh lại cơ thể từ bên trong. Khi ở trạng thái khoẻ mạnh, cơ thể sẽ tiết ra các hormone giúp điều chỉnh tâm trạng một cách tích cực đó! Nếu bạn là người bận rộn, hãy cố gắng đơn giản hoá thói quen của mình và duy trì chúng mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất nhé.
Tự thưởng cho chính mình
Chúng ta thường chỉ quan tâm tới mục tiêu lớn nhất mà quên đi việc tự động viên chính mình. Một chút sự động viên trong quá trình sẽ khiến chúng ta cảm thấy có động lực nhiều hơn. Hãy học cách thưởng cho bản thân những “món quà” nho nhỏ như một buổi xem phim, một bữa ăn ngon,… để cảm thấy thoải mái hơn nhé!
Thay đổi công việc
Nếu công việc bạn đang làm khiến bạn cảm thấy không phù hợp và stressed kéo dài, hãy xem xét về việc thay đổi công việc nhé! Việc gò bó bản thân vào một môi trường tiêu cực sẽ khiến tâm lý của chúng ta “trượt” dài đó.
Nghỉ ngơi
Đây là một hoạt động rất cần thiết ngay cả khi bạn không cảm thấy stressed. Đôi khi vì cho rằng bản thân vẫn ổn, chúng ta lại tiếp tục ép mình phải làm cả vào những khoảng thời gian nghỉ ngơi. Thiếu sự nghỉ ngơi nghiêm túc sẽ dẫn tới mệt mỏi, kiệt sức, lo âu và lâu dài là trầm cảm.
Trò chuyện với bạn bè
Hãy tìm đến bạn bè hoặc người thân để chia sẻ những khó khăn mình đang gặp phải. Nếu bạn cần tìm lời khuyên, họ cũng có thể đưa ra những góc nhìn khách quan hơn cho tình trạng của bạn đó! Tuy nhiên, có một lưu ý nho nhỏ rằng hãy chỉ chia sẻ khi người kia đang cảm thấy thoải mái (để tránh ảnh hưởng tiêu cực lẫn nhau) nha.
Tìm gặp nhà tham vấn
Tham vấn tâm lý sau cùng vẫn là một lựa chọn tối ưu nhất nếu như trường hợp của bạn kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm. Hãy chủ động tìm tới các nhà tham vấn để được hỗ trợ tâm lý kịp thời bạn nhé!
Tham khảo danh sách nhà tham vấn tại đây.