Mọi người có xu hướng cực kỳ hoài niệm về âm nhạc họ đã nghe khi còn trẻ. Nếu bạn là một thiếu niên vào những năm 2010, rất có thể bạn sẽ yêu thích Lady Gaga, Justin Bieber, Katy Perry,.. Hoặc bảng xếp hàng âm nhạc Việt Nam có The Men, Khởi My, Phạm Trưởng. Nếu bạn còn trẻ vào những năm 2015, Faded của Alan Walker sẽ đưa bạn lên sàn nhảy.
Hãy làm một phép so sánh đơn giản để bắt đầu vấn đề này. Bài hát Better Together chính là bài FIFA lựa chọn cho buổi khai mạc World Cup năm 2022. Từ đây có 2 luồng ý kiến:
- Giới trẻ: khen hay, hợp với hoàn cảnh của tình hình thế giới hiện tại.
- Giới “lớn hơn giới trẻ”: chọn mở lại các bài hát của các mùa WC trước. Như là La La La, Wavin’ flag, The cup of life,… Vì họ cho rằng đó mới bài hát mang không khí của WC.
Có phải do họ đã trông đợi một bài hát sôi động, phấn khởi mang phong cách Latin cuồng nhiệt. Hay là họ không đánh giá cao về giai điệu của ca khúc mới năm nay. Cá nhân tôi, bài hát mới này hay chưa đủ khiến tôi cuốn theo.
Nhưng tại sao lại như vậy? Âm nhạc từ quá khứ hay hơn hay nó có liên quan gì đến những ký ức mà chúng ta có về thời gian đó? Nghiên cứu gần đây, được xuất bản trong Âm nhạc và Khoa học , đã đưa ra một câu trả lời hấp dẫn.
Âm nhạc được liên kết chặt chẽ với ký ức và cảm xúc. Có một lý do giải thích cho sự nổi tiếng của chương trình phát thanh dài kỳ của đài Xonefm. Đây là kênh radio được giới trẻ đón nhận trong thời gian dài. Tại sao đoạn nhạc ending của chuỗi phim Avenger: End game lại trở thành biểu tượng của nhiều cảm xúc mà hãng phim xây dựng 10 năm.
Âm nhạc dường như đặc biệt gắn liền với những ký ức cảm xúc tích cực với các chủ đề xã hội. Nó trở nên phù hợp để giúp cải thiện sự hài lòng trong cuộc sống trong từng thời kì.
Nghiên cứu tâm lý chung đã chỉ ra rằng những ký ức tự truyện (kinh nghiệm sống) từ những khoảng thời gian nhất định được ghi nhớ tốt hơn những khoảng thời gian khác. Một hiện tượng đặc biệt đáng chú ý là “ vết sưng hồi tưởng ”. Thực tế, mọi người có xu hướng nhớ lại những ký ức từ khi họ 10 đến 30 tuổi một cách không cân đối.
Nói theo cách khác, khoảng độ 12 đến năm 20 tuổi chính là lúc bạn trở thành chính bạn. Nếu như vậy thì không có gì lạ khi những kí ức tạo nên quá trình này sẽ trở nên vô cùng quan trọng trong suốt phần đời còn lại của bạn. Những kí ức này góp phần trong quá trình hình thành cách nhìn của chúng ta về bản thân mình. Chúng còn trở thành một phần của sự tự nhận thức bản thân.
Một số giải thích lý thuyết đã được đưa ra cho hiện tượng này. Bao gồm cả việc giai đoạn sống này chứa nhiều trải nghiệm mới lạ và tự xác định. Những trải nghiệm này có thể được mã hóa trong não sâu hơn và truy xuất dễ dàng hơn. Những thay đổi sinh học và nội tiết tố cũng có thể làm tăng hiệu quả của ký ức của chúng ta trong giai đoạn này.
Nó đã được chỉ ra rằng khi mọi người được yêu cầu chọn bản thu âm yêu thích của họ. Nó có thể đến từ giai đoạn hồi tưởng và những người lớn tuổi biết nhiều hơn về âm nhạc thời trẻ của họ hơn là các bài hát pop hiện tại. Nhưng điều đó có nghĩa là âm nhạc từ thời kỳ này có nhiều khả năng được kết nối với ký ức tự truyện?
Thời trẻ, ai chẳng có gout âm nhạc riêng
Trong nghiên cứu đã điều tra sự hiện diện của “ký ức về âm nhạc” . Bao gồm một nhóm gồm 470 người trưởng thành từ 18 đến 82 tuổi. Mục đích của nhóm là điều tra độ tuổi của một người khi một bài hát nổi tiếng ảnh hưởng như thế nào đến ba khái niệm có liên quan nhưng khác biệt.
- Mức độ liên kết của bài hát với những ký ức tự truyện
- Mức độ quen thuộc của bài hát
- Mức độ họ thích bài hát đó.
Những người tham gia nghiên cứu đã được xem tiêu đề và nghệ sĩ của 111 bài hát pop đã xuất hiện trong các bảng xếp hạng trong khoảng thời gian 65 năm (1950 – 2015) và cung cấp xếp hạng của ba khái niệm quan tâm.
Họ phát hiện ra rằng, trên toàn bộ mẫu người tham gia, âm nhạc nằm trong bảng xếp hạng trong thời niên thiếu của một người không chỉ được đánh giá là quen thuộc hơn mà còn gắn liền với nhiều ký ức tự truyện hơn. Mức độ hồi tưởng liên quan đến âm nhạc này đạt đỉnh điểm vào khoảng 14 tuổi. Các bài hát phổ biến khi những người tham gia ở độ tuổi này gợi lại nhiều kỉ niệm nhất về tổng thể.
Ngoài ra, những người lớn tuổi (trên 40 tuổi) cũng thích những bài hát thời niên thiếu hơn những bài hát khác. Tuy nhiên, những người trẻ tuổi (18-40 tuổi) không thể hiện xu hướng tương tự. Trong một số trường hợp, xếp hạng yêu thích âm nhạc thời niên thiếu của họ thậm chí còn thấp hơn so với âm nhạc được phát hành trước khi họ được sinh ra.
Điều này cho thấy rằng các bài hát từ thời niên thiếu của chúng ta có thể gắn chặt với những ký ức từ quá khứ của chúng ta ngay cả khi cá nhân chúng ta không đánh giá cao âm nhạc. Nguyên nhân có thể là nó đi kèm với nhiều bối cảnh đáng nhớ khác nhau từ thời kỳ này. Có thể là ca múa ở trường, tụ tập với bạn bè, lễ tốt nghiệp, v.v..
Tuy nhiên, một số bài hát được ưa thích hơn bất kể độ tuổi của người tham gia khi chúng có mặt trong bảng xếp hạng. Do đó có vẻ như chúng ta chủ yếu không quan tâm đến âm nhạc của tuổi trẻ. Bởi vì chúng ta nghĩ rằng nó hay hơn âm nhạc của các thời đại khác. Mà, bởi vì nó gắn liền với những ký ức cá nhân của chúng ta. Nó sẽ luồn lách vào trong trí nhớ của chúng ta. Những bản nhạc nền của tháng ngày dường như quan trọng và đáng nhớ nhất cuộc đời chúng ta.
Bản nhạc được chơi khi chúng ta tập nhảy múa flashmob cùng lớp. Khi hẹn hò với crush lần đầu tiên. Khi chúng ta nghêu ngao đi trốn khỏi thành phố. Chúng sẽ luôn đi kèm với những kỉ niệm đó và trở thành kí ức không thể nào quên. Dù ý nghĩa kí ức đó không còn quan trọng như trước kia thì những xúc cảm bồi hồi được gợi lên từ bản nhạc ấy vẫn không hề phôi phai.
“Dù những giả thuyết này có thể nghe rất thú vị nhưng kết luận của nó lại khá ảm đạm. Bạn sẽ không bao giờ có thể thích một bài hát nào khác như cách bạn say đắm thứ âm nhạc bạn nghe lúc còn trẻ.”
Đương nhiên điều này cũng không hoàn toàn là xấu. Gout nhạc của chúng ta không hề kém đi. Chỉ là chúng ta trở nên chín chắn hơn và cho phép chúng ta có thể cảm thụ được vẻ đẹp nghệ thuật ở một mức độ phức tạp với trình độ thẩm mỹ cao hơn. Dù bạn có lớn như thế nào, âm nhạc vẫn là một cánh cửa nối giữa bộ não trưởng thành của chúng ta với những đam mê đơn thuần và tươi mới của tuổi trẻ.
“Cảm giác hoài niệm gắn liền với những bài hát yêu thích của chúng ta không chỉ là một sự gợi nhớ thoáng qua về quá khứ mà còn là hố giun (wormhole) du hành thời gian của hệ thần kinh. Chúng đưa chúng ta về những năm tháng khi bộ não trở nên hưng phấn vì thứ âm nhạc. Thứ đã góp phần định nghĩa bản thân chúng ta.”
Càng tìm hiểu thì chúng ta cảm thấy cảm xúc sẽ bị tác động bởi nhiều yếu tố. Từ đó chúng ta tìm được nhiều cách cân bằng cảm xúc của bản thân. Đó có thể là lối sống chánh niệm, thiền , mùi hương , âm nhạc,… Còn nếu cảm xúc của bạn chưa được giải bày. Hãy tìm đến ezCareme. Check-in cảm xúc của bạn và tìm sự hỗ trợ thiết thực từ nhà tham vấn tâm lý. ezCareme sẽ là cầu nối uy tín, chất lượng và đơn giản giữa bạn và nhà tham vấn. ezCareMe mong muốn trợ thủ đắc lực giúp thế hệ công dân hiện đại chăm sóc sức khỏe tinh thần.
Tài liệu lược dịch và tham khảo: Why We’re Obsessed With Music From Our Youth
Trích dẫn : Tại sao chúng ta mê mẩn những bài hát thời niên thiếu?