TW: Bài viết này có chứa một số yếu tố về tự hại (self-harm) và tự sát (suicide). Vui lòng dừng đọc và tìm tới sự trợ giúp của nhà tham vấn nếu cần.

SELF-HARM LÀ GÌ?

Self-harm, hay tự hại, là cụm từ chỉ hành vi tự làm đau bản thân để tạm quên đi những nỗi đau về mặt tinh thần. Hành vi này thường gặp ở những người mắc các vấn đề tâm lý nặng trong thời gian dài. Khi ngưỡng chịu đựng tâm lý chạm đỉnh, người bệnh sẽ cảm thấy quá sức bất lực. Với họ, mọi giải pháp đều không đem lại kết quả cho vấn đề của mình. Đó là lúc những hành vi tự hại có xu hướng xảy ra. Self-harm bao gồm cắt tay, cào cấu, bứt tóc, đánh vào người, châm đầu thuốc lá nóng lên cơ thể,… 

Những người tìm đến self-harm là nhóm người cực kỳ dễ tổn thương. Thông thường, self-harm rất khó để ngừng nếu không được hướng dẫn và kiểm soát. Vì vậy, kích thích lại một hành vi self-harm luôn dễ hơn nhiều so với việc hạn chế nó. Self-harm trong một thời gian dài không có sự điều trị có thể dẫn đến tự sát (suicide).

THẾ NÀO LÀ TRIGGER WARNING?

TRIGGER LÀ GÌ?

Trigger (hay sự kích thích) là hành vi hoặc bối cảnh gây kích thích đến cảm xúc của con người. Trong sức khỏe tinh thần, trigger sẽ khiến người bệnh cảm thấy tiêu cực và thậm chí làm xấu đi tình trạng tâm lý ở thời điểm hiện tại. Phản ứng trước một trigger thường đa dạng: tim đập mạnh, thở gấp, cảm thấy mệt mỏi và khó chịu, khóc hoặc hoảng loạn…

Trigger có thể được chia thành nhiều loại:

  • Tác nhân bên ngoài: lời nói, hành động của người khác 
  • Tác bên bên trong: những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân
  • Tác nhân sang chấn: gặp hoặc trải qua những sự kiện gợi nhớ đến một sang chấn trong quá khứ
  • Tác nhân biểu hiện: suy giảm thể chất gây ảnh hưởng đến tâm lý (ví dụ: mất ngủ gây kích thích tình trạng trầm cảm sẵn có)

TRIGGER WARNING – ‘BIỂN CẢNH BÁO’ CẦN CHÚ Ý

Nếu bạn là người hay lướt mạng xã hội, hẳn bạn sẽ không còn xa lạ với cụm từ này. Trigger Warning (thường được viết tắt là TW) được sử dụng khi tác giả cảm thấy chủ đề mình đang chia sẻ có khả năng gây tổn thương tới một bộ phận người xem. Họ sử dụng TW như một cách cảnh báo cho follower của mình trước khi tiếp tục. Với những người đang có vấn đề về tâm lý, TW là một điều cực kỳ hữu hiệu nhằm ngăn ngừa những tổn thương không mong muốn gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần hoặc quá trình điều trị.

RANH GIỚI CỦA SELF-HARM: CHIA SẺ HAY GÂY HẠI?

Mạng ảo, tổn thương thật

Sự phổ biến của “sức khỏe tinh thần” là một tín hiệu đáng mừng cho thấy xã hội đang nhìn nhận đúng hơn về tâm lý con người. Tuy nhiên, một trong những hệ luỵ của nó chính là việc những ranh giới tổn thương đang bị làm mờ thậm chí xoá nhoà. Trong giao tiếp, ngoài truyền đạt thông tin, chúng ta thường để ý cả cảm xúc của người đối diện. Lí do đằng sau chính là để tránh những chủ đề hoặc câu từ gây khó chịu hay tổn thương. Nhưng mạng xã hội là một không gian ảo. Vì vậy, nó đã khiến nhiều người ảo tưởng về đặc quyền “tự do ngôn luận” của mình.

“Mình muốn self-harm…”

Bên cạnh nội dung tích cực, không ít người chọn thể hiện cảm xúc tiêu cực trên mạng. Ngoài tâm sự thông thường, họ còn “xả” sự trầm cảm, lo âu và hình ảnh self-harm. Đây được coi là một hành vi nguy hiểm bởi bệnh lý luôn phức tạp hơn cảm xúc.

Người dùng đăng nội dung về vết thương self-harm kèm caption mệt mỏi nhằm giải toả tâm lý nặng nề. Tuy nhiên, chúng lại không có cảnh báo nào cho người xem. Dễ thấy nhất là vết sẹo, vết cào, vết cắt hay hình ảnh tự hành hạ vô cùng cực đoan. Đây chính là một trigger. Điều này sẽ gây nên các cảm xúc tiêu cực thậm chí dẫn đến hành vi self-harm của người xem. Đặc biệt với những người bệnh, đây không khác gì một “nhát đánh” trực diện vào tâm lý của họ.

Ai là người có lỗi?

Những video sau khi được đăng sẽ lập tức truyền đi trên nền tảng tới những người dùng khác. Khi video viral, lượng người xem lớn sẽ đi với lượt share lớn. Hiệu ứng lây lan sẽ càng gia tăng việc kích thích tâm lý tiêu cực. Ở đây, tác giả và người xem đều đang thiếu sự hỗ trợ tâm lý cho vấn đề của mình.

LÀM GÌ ĐỂ VƯỢT QUA NHỮNG SELF-HARM TRIGGER?

Trong một xã hội phức tạp, bảo vệ bản thân là yếu tố rất quan trọng. Hãy cùng ezCareMe tham khảo những cách sau nhé!

Trang bị thêm nhiều kiến thức tâm lý bổ ích tại đây.

Nhận diện cảm xúc khi muốn self-harm

Nhận biết được điều gì đang khiến mình cảm thấy khó chịu và muốn tự hại. Hãy lưu ý lại để có thể sơ cứu cảm xúc tốt hơn cho những lần sau (nếu có).

Tại ezCareMe, chúng tôi có tính năng tracking cảm xúc dành cho tất cả người dùng. Hãy sử dụng nó để có thể quản lý cảm xúc của mình hiệu quả hơn nhé!

Tìm sự trợ giúp

Trò chuyện với người thân hoặc nhà tham vấn để được giúp đỡ. Trong mọi trường hợp, hãy luôn ưu tiên các nhà tham vấn. Với chuyên môn của mình, họ có thể xây dựng những phương án hỗ trợ bạn nếu gặp lại vấn đề này trong tương lai. Tuy nhiên, hãy cẩn thận khi đề cập vì thường chúng ta sẽ cảm thấy khó chịu khi nhắc lại.

Tìm nhà tham vấn phù hợp cho mình tại đây.

Problem-focused coping in self-harm: “đánh lạc hướng” tâm lý

Hãy tập trung vào việc tìm giải pháp thay thế ngay tại chỗ để ngắt nguồn cơn kích thích. Nhờ đó, tâm lý bạn sẽ trở nên chủ động thay vì bị động trước vấn đề. Bạn có thể tìm các hành động thay thế (alternative actions) như một cách chữa cháy tạm thời.

Ví dụ: ngồi vẽ trên giấy, xoa nhẹ tay, hít thở,…

Emotion-focused coping in self-harm: nó sẽ qua thôi!

Nếu bạn cảm thấy quá khó để điều hướng khỏi sự kích thích, hãy học cách “ngồi” chung với nó. Nếu bạn không tránh được cơn bão, hãy học cách bình tĩnh để cơn bão đi qua. Đặc biệt, hãy tránh xa những nguồn self-harm cho đến khi cảm xúc tiêu cực đi qua nhé!

Ví dụ: bạn có thể hít thở sâu để giảm cảm giác hoảng loạn tại thời điểm đó.

Trao đổi trực tiếp với đối phương

Khi đang nói chuyện trực tiếp, hãy nói trước với đối phương về vấn đề này. Bằng cách đó, đối phương sẽ tránh được việc vô tình làm tổn thương bạn. Nhìn chung, cuộc trò chuyện sẽ hiệu quả và an toàn hơn cho cả hai.

Cuối cùng, với những nội dung có TW, bạn được khuyến cáo không nên tiếp tục vì chính sức khỏe của chính mình.

ezCareMe là nền tảng tìm chuyên gia tham vấn dành cho người Việt. Hãy liên hệ tới chúng tôi nếu cần tìm sự trợ giúp nhé!

Lược dịch và tham khảo từ:

Understanding mental illness triggers 

Trigger warnings and self-regulation on media offers support 

By Tue Minh

a blank space that willing to be filled with love and knowledge.

Leave a Reply

Your email address will not be published.