Chấn thương tâm lý (Trauma). Bạn hiểu nó như thế nào? Bạn đã bao giờ trải qua một sự kiện làm thay đổi cuộc đời mình. Sau này, nó vẫn ảnh hưởng đến hạnh phúc hoặc các hoạt động hàng ngày của bạn? Có khả năng là bạn có thể đã trải qua chấn thương tâm ký (tổn thương).
Khi nỗi đau vẫn luôn tồn tại…
Chấn thương tâm lý là một phản ứng cảm xúc tự nhiên khi bộ não nhận thức được rằng tính mạng cá nhân đang gặp nguy hiểm. Nguyên nhân cụ thể có thể đến tù thương tích nghiêm trọng hoặc bạo lực tình dục. Ví dụ về các sự kiện đau thương có thể bao gồm tai nạn xe hơi, tai nạn chết người, tấn công thể xác hoặc tình dục, thiên tai, hỏa hoạn đe dọa tính mạng, bắt cóc hoặc tiếp xúc với chiến tranh và chiến sự.
Nếu nói rộng hơn thì đó là cảm giác của người dân miền Trung Việt Nam. Hàng năm đều phải đón những cơn bão, thiên tai đe dọa đến tính mạng và đời sống. Đó là cảm giác sinh mạng của gia đình bị đe dọa bởi hỏa hoạn. Mới nhất, tâm lý khủng hoảng của người chứng kiến thảm họa “Vụ giẫm đạp tại Itaewon” ở Hàn Quốc.
Giải mã những chấn thương tâm lý
Các sự kiện đau buồn có thể gây ra mức độ căng thẳng cực độ cho một cá nhân và theo thời gian. Nó ảnh hưởng đến cách phản xạ hoặc đối phó với các tình huống căng thẳng của một người.
Ở đây chúng ta có thông tin bổ ích từ Bộ Cựu chiến binh Hoa Kỳ. Trên thực tế, khoảng 6/10 nam giới và 5/10 phụ nữ trải qua ít nhất một sự kiện đau thương trong cuộc đời của họ. Phụ nữ có nhiều khả năng bị tấn công tình dục và lạm dụng tình dục trẻ em. Nam giới có nhiều khả năng gặp tai nạn, hành hung, chiến đấu, chứng kiến cái chết hoặc thương tích. Các bạn thấy đó, tổn thương diễn ra ở mọi đối tượng và tình huống.
Những người trải qua chấn thương có thể biểu hiện các triệu chứng khác nhau. Điều đó cũng đồng nghĩa rằng việc xác định chấn thương có thể khó khăn hơn. Venee Hummel, Trợ lý Giám đốc Phòng khám Gia đình Quân đội Cohen tại cho biết: “Một số người có thể không nhận ra rằng họ đã trải qua chấn thương. Vì vậy một trong những cách để xác định chấn thương của bạn là làm rõ sự kiện và nó đã ảnh hưởng đến bạn như thế nào”. “Những sự kiện này có thể là điều gì đó trực tiếp xảy ra với một người. Điều gì đó được chứng kiến. Điều gì đó được tiếp nhận về những người thân yêu bị ảnh hưởng hoặc do trải qua nhiều lần tiếp xúc với các sự kiện đau buồn do nghề nghiệp.“
Một số triệu chứng mà trải nghiệm sang chấn có thể gây ra là ký ức hoặc ác mộng lặp đi lặp lại, phản ứng cảm xúc hoặc thể chất. Đôi khi né tránh, không quan tâm đến sở thích hoặc tương tác xã hội. Hoặc thay đổi tâm trạng, hành vi khác thường, khó ngủ hoặc khó tập trung. Có những trường hợp, những triệu chứng này kéo dài hơn một tháng. Đây có thể là dấu hiệu của rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD).
Một ví dụ: Khi còn bé, bạn là người rất thích mèo. Một ngày nọ, bạn bị nó tấn công vô cớ và mặt bạn bị tổn thương nặng. Lúc đó cảm giác của bạn cực kỳ hoảng sợ và đau đớn với vết cào của con mèo. Sau này, bạn sẽ cảm giác sợ tiếp xúc gần mèo phòng bị cực cao móng vuốt của nó. Một nhân vật nổi tiếng của sử thi Trung Hoa có chấn thương tâm lý tương tự vậy, Chân Hòa. Nhưng về sau, nhân vật này đã thoát khỏi nỗi sợ, nhận nuôi một con mèo.
Đi tìm lối thoát cho những nỗi sợ không có “deadline“
Đối với chấn thương của người khác, mỗi người sẽ có đánh giá mức độ nặng nhẹ khác nhau. Với bạn có thể sự việc đó không đáng lo sợ. Ví dụ như sự dễ thương của loài mèo. Còn với những người sợ mèo thì đó là một việc cần nhiều bình tĩnh để đến gần chúng. Bản thân những người chấn thương đều luôn nỗ lực khắc phục nỗi sợ của bản thân.
Dưới đây là một số mẹo giúp bản thân hoặc người thân của bạn đối phó với chấn thương:
- Đề nghị giúp đỡ. Cho dù một cá nhân hay một người thân yêu từng trải qua chấn thương, tốt nhất là xác định loại hỗ trợ nào phù hợp nhất với họ. Thông báo những gì và làm thế nào các nhu cầu có thể được đáp ứng. Đôi khi điều đó có thể giống như tạo một không gian riêng cho cá nhân. Cũng nên cung cấp một không gian an toàn để lắng nghe.
- Chia sẻ giáo dục. Các triệu chứng của chấn thương có thể khác nhau đối với mỗi cá nhân. Cố gắng tìm hiểu các triệu chứng và yếu tố khởi phát đi kèm với chấn thương và PTSD. Chia sẻ kiến thức của bạn với những người thân yêu và các thành viên cộng đồng. Chia sẻ cái nhìn sâu sắc về giáo dục và rút kinh nghiệm. Có thể khuyến khích người khác cởi mở hơn về trải nghiệm đau thương của chính họ. Học cách giải quyết những kỳ thị với những người khác không có ích cho các cuộc trò chuyện xung quanh chấn thương.
- Tìm cách điều trị. “Đôi khi phải mất một thời gian để sự tự nhận thức bắt kịp chúng ta. Không có gì lạ khi bản thân chúng ta không tự nhận thức được chấn thương đã bắt đầu hình thành hoạt động như thế nào”. Hummel nói: Ngay cả khi nhiều tháng hay nhiều năm đã trôi qua kể từ khi chấn thương xảy ra, hãy tiếp cận lại vấn đề. Các phương pháp điều trị khác nhau thường được sử dụng cho chấn thương hoặc các triệu chứng PTSD. Có thể kể đến như: Liệu pháp Hành vi Nhận thức và Giải mẫn cảm và Tái xử lý chuyển động của mắt (EMDR).
Với sứ mệnh bình thường hóa việc chăm sóc sức khỏe tinh thần của mọi người. ezCareMe sẽ giúp bạn giảm stress, lo âu trong cuộc sống hằng ngày và chăm sóc sức khỏe tinh thần một cách dễ dàng, tiết kiệm. Ưu tiên chăm sóc sức khỏe tinh thần để tận hưởng cuộc sống hạnh phúc hơn. Chúng mình hiểu rằng việc tiếp cận các Nhà tham vấn tâm lý chưa bao giờ là điều dễ dàng. Hãy để ezCareMe giúp bạn tìm Nhà tham vấn phù hợp với nhu cầu theo cách đơn giản và tiện lợi nhất.
Tài liệu lược dịch và tham khảo: What is trauma?, How Common Is PTSD in Adults?