Áp lực đồng trang lứa là một hiện tượng tâm lý được bắt đầu chú ý đến trong những năm gần đây. Đặc biệt trong giai đoạn hiện tại, có nhiều điều kiện để mọi cá nhân đều có thể phát triển. Một số khác thể hiện những thế mạnh của bản thân và nổi bật. Nó sẽ là động lực để chúng ta theo đuổi. Tuy nhiên nó cũng sẽ là áp lực nếu ta không nhìn đúng cách. Gen Z đang là nhân tố được kì vọng cho sự phát triển của thời đại. Bên cạnh đó cũng gánh trên vai mình nhiều áp lực đồng trang lứa. Đáng tiếc thay, một vài người đã tìm những phương pháp tham vấn tâm lý nhằm gỡ được áp lực tâm lý tiêu cực.
- Hiểu như thế nào về Áp lực đồng trang lứa?
Bạn đã bao giờ làm điều gì đó mà bạn không muốn làm để tham gia vào một nhóm bạn. Hoặc vì bạn lo lắng về việc “liệu rằng mình sẽ tuyệt vời như họ?”. Đây là những phản ánh kinh điển về áp lực từ bạn bè. Đừng lo lắng, bạn không phải là người đơn độc trong vấn đề này! Khoảng 90% giới trẻ cho biết đã trải qua áp lực đồng trang lứa.
Trạng thái tâm lý này thường được định nghĩa: bất kỳ tác động bên ngoài nào đối với các quyết định của chúng ta, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất hoặc tinh thần của chúng ta. Một số khác cảm thấy áp lực để phải đạt được những điều giống người cùng lứa tuổi trong cộng đồng quen biết của bạn. Nó có thể là áp lực trở thành tiêu điểm hoặc nhận được sự chú ý của mọi người. Hoặc đó là cảm giác thất vọng khi bản thân không đạt được thành quả hay là kết quả của mong muốn như tập thể.
Áp lực đồng trang lứa xảy ra khá phổ biến. Ví dụ như trên mạng xã hội, giữa các nhóm bạn của chúng ta, ở trường. Đôi khi, gen Z là gặp phải áp lực ngay trong gia đình của mình. Áp lực đồng trang lứa thường bị cho là điều tiêu cực vì ảnh hưởng đến việc ra quyết định, nhưng nó cũng có thể là một điều tích cực. Áp lực tích cực từ bạn bè có thể giống như việc khuyến khích bạn bè tham gia một trò chơi, áp lực phải hoàn thành tốt bài tập hoặc tác động khiến trẻ thử các món ăn mới ở nhà. Thật không may, áp lực từ bạn bè cũng có khả năng tiêu cực nếu nó hạn chế bạn tự đưa ra quyết định hoặc gây ra những hậu quả về mặt tinh thần hoặc thể chất.
- Ai dễ gặp phải áp lực đồng trang lứa?
Ở Việt Nam, gen Z là lứa tuổi dễ bị ảnh hưởng hơn cả. Biểu hiện này rõ ràng hơn hết khi mọi người có thời gian dừng lại trong thời Covid. Có thời gian để suy nghĩ về bản thân và nhìn nhận lại các mối quan hệ. Áp lực đồng trang lứa, nghe thì rất “trẻ con” nhưng thật ra là vấn đề vô cùng “người lớn”. Áp lực đồng trang lứa có thể xảy ra với bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi. Phần lớn là lứa tuổi thanh thiếu niên vì một số lý do thông thường như tư duy chưa phát triển. Nhưng điều quan trọng là phải biết tại sao áp lực bạn bè có thể xảy ra?. Điều này giúp bạn chuẩn bị tốt hơn trong việc thiết lập ranh giới để có phương án hành động.
Karen Hasselman, Chuyên gia trị liệu tại trường Centerstone cho biết: “Thông thường áp lực của bạn bè xảy ra bởi vì chúng ta không muốn là người duy nhất làm điều gì đó. Một số dấu hiệu cho thấy ai đó đang bị áp lực có thể là sự gia tăng căng thẳng, hành vi bí mật, lo lắng hoặc trầm cảm hoặc các vấn đề về hành vi như trốn học.”
Hiểu theo một hướng khác thì đó là “mong muốn được hòa nhập khiến chúng ta luôn cố gắng chỉnh nắn bản thân cho phù hợp với cộng đồng, chuẩn mực của xã hội ở mỗi thời kỳ, chôn vùi những quan điểm và lý tưởng riêng của chúng ta, viêc bị so sánh với người khác trong một tập thể” – I’m Mary (Nguồn: Youtube). Đến đây mọi người đã cảm nhận được bản thân mình đã từng bị áp lực đồng trang lứa chưa? Tôi nghĩ chúng ta ai cũng từng như vậy. Vì điều này đặc biệt phổ biến trong văn hóa Châu Á.
“Giới trẻ có xu hướng nhượng bộ trước áp lực của bạn bè vì một số lý do khác nhau. Họ thường không có nhiều mối quan hệ hoặc tình bạn và họ sợ nguy cơ mất chúng. Một điều khác có thể là việc hòa nhập với đám đông sẽ dễ dàng hơn là đi ngược lại nó” – Hasselman nói. Khi trải nghiệm của bạn với áp lực từ bạn bè trở thành mối đe dọa đối với sức khỏe của bạn — về thể chất và tinh thần, điều cần thiết là phải đánh giá các mối quan hệ đó và nhờ một cá nhân đáng tin cậy (cha mẹ, giáo viên và bạn bè) có thể giúp bạn.
- 5 cách đơn giản giúp bạn tự thoát khỏi áp lực đồng trang lứa
Quan trọng hơn hết là bạn phải tin tưởng vào những đặc điểm và giá trị của bản thân. Chúng ta có thể trở thành những cá thể mang màu sắc của chúng ta. Tập trung vào những thành quả và giá trị tốt đẹp của bạn. Đừng nên bận tâm đến những so sánh cũng như lời nhận xét của những người dưng xa lạ. Đó không có nghĩa là bạn sẽ đấu tranh áp lực trên bằng việc cố chấp, không thay đổi. Chúng ta có nhiều cách để giải quyết chúng hiệu quả.
- Có nhiều cuộc trò chuyện/thảo luận. Gia đình nên trò chuyện với con cái về đạo đức, kiến thức và giá trị. Điều quan trọng, phải dạy cho chúng biết sự khác biệt giữa điều gì là điều đúng và điều sai. Nói chúng biết hậu quả đi kèm với việc lựa chọn sai lầm. Mô hình hóa việc ra quyết định lành mạnh ở nhà để giúp trẻ em dễ dàng từ chối khi gặp áp lực từ bạn bè.
- Thiết lập ranh giới. Hasselman nói: “Đặt ra các ranh giới có thể khó khăn và điều quan trọng là phải cho trẻ em cơ hội thực hành với các ranh giới trong môi trường hàng ngày của chúng. Sự kết hợp giữa mô hình hóa các hành vi với ranh giới lành mạnh sẽ giúp trẻ em và thanh thiếu niên có những cuộc trò chuyện với bạn bè đồng trang lứa”. Khi đã cố gắng hết sức làm một việc gì đó thì chúng ta không nên cảm thấy hổ thẹn. Chúng ta đều có điểm mạnh riêng.
- Hãy suy nghĩ về nó. Đôi khi tốt nhất là bạn nên suy nghĩ về một quyết định trước khi đưa ra quyết định đó. Tạo một ranh giới cho phép bạn xử lý suy nghĩ và cảm xúc của mình. Hãy nhớ rằng bạn luôn có thể thay đổi quyết định của mình vào lúc khác. Bạn phải tự mình đưa ra quyết định đó mà không bị ảnh hưởng. Chính tư duy và quan niệm của bạn là yếu tố quyết định giải thoát mình khỏi những áp lực.
- Đánh giá các mối quan hệ. Nếu các mối quan hệ hoặc tình bạn của bạn dẫn đến việc tự vấn bản thân, đe dọa hoặc lăng mạ. Điều đó có thể không lành mạnh. Bạn có thể trò chuyện với những người bạn hoặc đối tác đó. Hãy cân nhắc xem đó có phải là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn không.
- Cuối cùng, bạn có khả năng phân biệt khi nào mọi thứ tốt hay xấu cho bạn. Cho phép bản thân có không gian để đưa ra quyết định khi bạn cảm thấy thoải mái. Hãy biết rằng bạn có thể đặt ra ranh giới và nói không. Nếu không thể hòa nhập với cộng đồng thì hãy tìm cách cân bằng lại các mục tiêu.
- Không phải ai cũng dũng cảm vượt qua áp lực. Hãy tìm hỗ trợ từ chuyên gia tham vấn tâm lý!
Một số bạn trẻ sẽ gặp khó khăn khi đưa ra các quyết định để đối mặt với áp lực tâm lý trên. Hoặc là có biết đến các cách để giải tỏa nhưng chưa giải quyết một cách triệt để. Nó là nguyên nhân khiến đối tượng trẻ dễ mất đi phương hướng trong cuộc sống. Họ sẽ cảm thấy việc hoạt động mỗi ngày sẽ là để tồn tại, để cảm nhận mình hiện diện. Dần dần suy nghĩ tiêu cực sẽ đục khoét sức khỏe và tinh thần mỗi ngày. Thực tế chúng ta cũng đã gặp những trường hợp áp lực đồng trang lứa dẫn đến những hệ lụy xấu cho bản thân họ, gia đình và xã hội.
Lúc này đây, bạn nên tìm cho mình một người tư vấn tâm lý đáng tin cậy. Các dịch vụ tham vấn tâm lý uy tín để giúp bản thân thoải mái và tích cực hơn. Họ sẽ lắng nghe câu chuyện quá khứ của bạn, đồng hành với bạn ở hiện tại và tương lai. Những tâm sự là trải nghiệm của bạn sẽ không bị đánh giá là trẻ con hay hẹp hòi. Nhà tham vấn sẽ là lắng nghe, thấu hiểu và cùng bạn vượt qua. Những phương pháp tham vấn của chuyên gia sẽ giúp người bị áp lực đồng trang lứa tìm được cho mình phương pháp để vượt qua.
ezCareMe với sứ mệnh bình thường hóa việc chăm sóc sức khỏe tinh thần của mọi người. Chúng tôi sẽ giúp bạn giảm stress, lo âu trong cuộc sống hằng ngày và chăm sóc sức khỏe tinh thần một cách dễ dàng, tiết kiệm. Ưu tiên chăm sóc sức khỏe tinh thần để tận hưởng cuộc sống hạnh phúc hơn. Chúng mình hiểu rằng việc tiếp cận các Nhà tham vấn tâm lý chưa bao giờ là điều dễ dàng. Hãy để ezCareMe giúp bạn tìm Nhà tham vấn phù hợp với nhu cầu theo cách đơn giản và tiện lợi nhất.
Tài liệu tham khảo chính: What is Peer Pressure and Who is at Risk?
Tài liệu tham khảo phụ: Peer Pressure – Áp lực đồng trang lứa