Tôi biết một người đàn ông cách đây vài năm, người bị trầm cảm nghiêm trọng và mãn tính. Anh ấy sống một cuộc đời u uất, nghe nhạc buồn, đa cảm, đọc những cuốn tiểu thuyết hiện sinh thê lương, và hiếm khi ra khỏi ngôi nhà tối tăm và u ám của mình. Tôi thật sự lo lắng cho anh ta, và tôi cảm thấy bối rối vì điều này. Tôi biết rằng anh ấy mắc chứng bệnh suy nhược, nhưng anh ấy dường như không muốn thực hiện những bước đơn giản nhất để có thể làm cho bản thân cảm thấy tốt hơn. Nó gần giống như là anh ấy đang lựa chọn nỗi buồn cho chính mình.

Đây dường như là một suy nghĩ không tốt bụng lắm, tôi biết điều này, nhưng sự thật vẫn là sự thật. Nhà khoa học tâm lý Maya Tamir của Đại học Hebrew và các đồng nghiệp của cô ấy đã nghiên cứu cách những người mắc căn bệnh trầm cảm điều chỉnh cảm xúc của bản thân và họ có thể có một lời giải thích cho lối sống ngược đời của người mà tôi đã kể với bạn ở trên.-

Điều chỉnh cảm xúc là quá trình thay đổi cảm xúc hiện tại của một người thành những cảm xúc tích cực hơn. Tất cả chúng ta đều làm việc này mọi lúc mọi nơi. Việc những người trầm cảm gặp khó khăn trong vấn đề điều tiết cảm xúc là điều ai cũng biết và không quá ngạc nhiên, nhưng Tamir tin rằng chúng ta đã hiểu sai về vấn đề. Cụ thể, chúng ta đã giả định rằng trầm cảm có liên quan đến sự thiếu hụt trong các chiến lược điều chỉnh cảm xúc, trong khi trên thực tế, vấn đề thật sự có thể liên quan đến các mục tiêu trong việc điều chỉnh cảm xúc.

Sự phân biệt rõ ràng giữa chiến lược và mục tiêu là rất quan trọng. Một số chiến lược có thể thích ứng được trong khi những số khác thì lại không. Đánh giá lại vấn đề là một chiến lược hiệu quả đối với hầu hết mọi người, một chiến lược bao gồm việc suy nghĩ lại những việc đã xảy ra và thay đổi ý nghĩa của các tình huống đó để chúng tạo ra những cảm xúc khác nhau. Lựa chọn các tình huống có thể mang lại cảm giác vui vẻ – như âm nhạc hoặc phim ảnh – là một chiến lược hiệu quả khác. Sự trầm tư, rất phổ biến trong căn bệnh trầm cảm, là một ví dụ về chiến lược điều chỉnh cảm xúc không hiệu quả. Có một số bằng chứng cho thấy những người trầm cảm thường sử dụng các chiến lược không phù hợp, nhưng Tamir cho rằng việc tập trung quá nhiều vào hiệu quả của việc điều chỉnh cảm xúc có thể là một sai lầm.

Vấn đề có thể đến từ những yếu tố cơ bản hơn nhiều. Cụ thể, những người trầm cảm có thể đang chọn sai mục tiêu. Điều này có nghĩa là những người trầm cảm có những chiến lược hiệu quả cho quá trình điều tiết cảm xúc của bản thân, nhưng họ lại quyết định theo hướng củng cố tâm trạng tiêu cực mà họ đang có sẵn. Điều này nghe có vẻ rất lạ, nhưng có một khả năng rất cao là những người trầm cảm thường đưa ra các quyết định củng cố vòng lặp đau khổ mà họ đang chịu đựng.

Tamir và các đồng nghiệp của cô đã thử nghiệm ý tưởng đầy tranh cãi này trong một vài thử nghiệm. Ví dụ, họ yêu cầu những đối tượng trầm cảm lựa chọn giữa việc xem những bức ảnh buồn bã hay những bức ảnh vui nhộn (hoặc những bức ảnh trung tính). Tất cả các đối tượng tham gia đều có cùng một chiến lược lựa chọn dựa trên ảnh hưởng của môi trường xung quanh, nhưng đối tượng trầm cảm vẫn chọn những hình ảnh buồn nhiều hơn đáng kể – mặc dù họ rõ ràng có lựa chọn để tránh chúng. Trong một nghiên cứu tương tự thứ hai, các đối tượng đã chọn âm nhạc, và những đối tượng trầm cảm lại chọn nghe những giai điệu buồn thường xuyên hơn hẳn so với những đối tượng còn lại, ngay cả khi những bản nhạc vui vẻ luôn nằm trong sự lựa chọn của họ. Cuối cùng, ngay cả khi các đối tượng trầm cảm được hướng dẫn rõ ràng để đánh giá lại tình huống đã xảy ra theo những cách tích cực hơn, họ đã chọn không sử dụng chiến lược này một cách thường xuyên.

Vì vậy, qua các nghiên cứu, như được báo cáo trong số sắp tới của tạp chí Khoa học Tâm lý, các đối tượng trầm cảm rõ ràng đã chọn tham gia vào các kích thích khiến họ buồn bã từ mức độ trung bình đến dữ dội. Kết quả cho thấy những người trầm cảm, so với những người khỏe mạnh kiểm soát, điều chỉnh cảm xúc của họ theo cách có khả năng duy trì nỗi buồn. Nhưng họ không chọn cách giảm hạnh phúc. Họ chọn những hình ảnh vui vẻ hơn là những hình ảnh buồn, và hơn thế nữa, họ nói rằng họ thích hạnh phúc hơn là buồn.

Vậy tại sao, nếu họ muốn được hạnh phúc hơn, họ lại cố tình lựa chọn đau khổ? Các nhà khoa học cho biết một khả năng là những người trầm cảm thường sử dụng cảm xúc bản thân như một cách để kết nối với những giá trị mà họ mà họ tin tưởng. Nói cách khác, nỗi buồn là một điều quá quen thuộc với những người trầm cảm, vì vậy họ thường đưa ra các quyết định gắn chặt với nỗi buồn như một cách để tái khẳng định giá trị bản thân. Trầm cảm cũng liên quan mật thiết với lòng tự tôn thấp và do đó có thể người đang bị trầm cảm có thể cảm thấy rằng bản thân họ luôn xứng đáng với những nỗi đau này.

Người bạn trầm cảm của tôi muốn được giải thoát khỏi sự khốn cùng của mình, đôi khi tuyệt vọng. Anh ta đấu tranh, nhưng trớ trêu thay, anh ta thường hành động theo những cách duy trì – thay vì làm giảm bớt – sự khốn khổ của anh ta. Rõ ràng anh ấy không đơn độc trong sự lựa chọn đáng buồn này.

Nguồn tham khảo và lược dịch: Choosing Sadness: The Irony of Depression

Leave a Reply

Your email address will not be published.