Sang chấn tâm lý không hề là một câu chuyện dễ dàng, nhưng các chuyên gia cho rằng chấn thương tâm lý hoàn toàn có thể dẫn đến những khởi đầu mới.

Bạn có thể đã nghe qua về triệu chứng rối loạn căng thẳng hậu sang chấn. Đó là tình trạng sức khỏe tâm lý phát sinh sau một sự kiện đau buồn, thường có đặc điểm là nạn hay hay bị căng thẳng quá độ  hoặc có những suy nghĩ tiêu cực liên tục. 

Tuy nhiên, rất ít người đã nghe qua về sự phát triển sau sang chấn.

Trong khi chấn thương tâm lý có thể gây ra phản ứng đáng sợ và suy nhược, trong một số trường hợp, nó có thể là chất xúc tác cho những thay đổi tích cực. Trong những trường hợp tốt nhất, nó thậm chí có thể kích thích sự phát triển, và khả năng phục hồi. Phát triển hậu chấn xảy ra là khi bạn có thể vượt qua những chấn thương trong quá khứ và sử dụng nghịch cảnh đó phát triển bản thân lên một tầm cao mới.

Câu hỏi đặt ra là bạn làm điều đó như thế nào?

Đặc điểm của sự trưởng thành sau chấn thương tâm lý

“Phát triển hậu chấn là khi mà ai đó đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi chấn thương tâm lý trong quá khứ và tìm ra cách để biến những đau thương đó thành những ý nghĩa có giá trị và từ đó sống cuộc đời của mình theo cách hoàn toàn khác trước khi chấn thương đó xảy ra” Tiến sĩ Marianne Trent giải thích, một nhà tâm lý học lâm sàng.

Một nghiên cứu cho thấy rằng gần 50% những người vượt qua chấn thương tâm lý trải qua sự phát triển hậu chấn.

Theo nhà tâm lý học môi trường và nhà tư vấn sức khỏe Lee Chambers, phát triển hậu chấn có thể xuất hiện theo nhiều cách khác nhau, như khám phá các khả năng tiềm ẩn của bản thân, sự tự tin để đối mặt với những thử thách và cảm giác về một nguồn sức mạnh mới vừa được khai phá.

Chambers giải thích: “Nó có xu hướng tạo ra một mức độ nhận biết cụ thể cũng như lòng biết ơn đối với cuộc sống cũng như khoảnh khắc hiện tại và tập trung vào những mối quan hệ cần được ưu tiên, thường là những mối quan hệ mà cá nhân cảm thấy đã giúp họ vượt qua những thời điểm khó khăn nhất trong cuộc sống.”

“Các kết quả khác thường được báo cáo là mong muốn giúp đỡ người khác, yêu quý cuộc sống hơn, nhận thức về bản thân nhiều hơn và đồng cảm nhiều hơn đối với người khác.”

Các phản ứng khác nhau khi đối mắt với chấn thương tâm lý.

Sự phát triển sau sang chấn đặt ra một câu hỏi hiển nhiên: Tại sao một số người trưởng thành từ chấn thương trong khi những người khác lại bị nó đè bẹp?

Trent và Chambers nói rằng các yếu tố sau đóng vai trò quan trọng quyết định đến kết quả cuối cùng:

  • Một hệ thống hỗ trợ mạnh mẽ cho nạn nhân
  • Những đặc điểm tính cách như hướng ngoại và cởi mở
  • Khả năng tiếp nhận trải nghiệm đau thương và biến nó thành sức mạnh
  • Phát triển một hệ thống niềm tin mới sau các trải nghiệm đau thương

Chambers nói: “Có thể tìm thấy lợi ích từ các sự kiện đau buồn bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau.

Sự hỗ trợ

Một yếu tố quan trọng chính là mạng lưới hỗ trợ của nạn nhân. Các nghiên cứu cho thấy những người có mạng lưới gia đình và bạn bè hỗ trợ mạnh mẽ cũng như khả năng tìm được các dịch vụ tư vấn tâm lý bảo đảm sẽ có khả năng phục hồi tốt hơn.

Tính cách

Tâm lý cũng đóng một vai trò quan trọng.

Chambers giải thích: “Hai đặc điểm tâm lý cho thấy khả năng trải qua sự trưởng thành sau chấn thương tâm lý cao hơn là sự cởi mở với trải nghiệm và hướng ngoại,” Chambers giải thích.

“Điều này có thể là do sự cởi mở trong tính cách cho phép nạn nhân dễ dàng xem xét lại các hệ thống niềm tin của bản thân trong khi những người hướng ngoại có thể bắt đầu tìm kiếm các kết nối xã hội để giúp họ vượt qua những thời điểm khó khăn. Có những đặc điểm tính cách tích cực khác như lạc quan và hướng về tương lai cũng có thể đóng một phần nào đó, cho phép chúng ta nhìn thấy được những lợi ích tiềm tàng từ những trải nghiệm đau buồn và tận dụng nó. “

Khả năng tiếp nhận trải nghiệm tiêu cực

Trent nói rằng phát triển hậu chấn xảy ra là khi một người từng trải qua chấn thương tâm lý có thể tích hợp trải nghiệm đó vào cuộc sống của họ.

Bà nói: “Khi làm như vậy, điều này dẫn đến sự phát triển của các hệ thống niềm tin mới.”

Nếu không, các cá nhân có thể vẫn ở trong trạng thái chấn thương dài hạn.

“Trong quá trình tôi làm việc trong lĩnh vực trị liệu chấn thương, có vẻ như những người ít có khả năng tích hợp trải nghiệm vào cuộc sống của họ sẽ dễ dàng bị mắc kẹt trong quá khứ nhiều hơn những người khác”, Trent cho hay.

Phát triển hậu chấn hay khả năng tự phục hồi?

Trent chỉ ra rằng về mặt kỹ thuật, bạn phải trải qua căng thẳng sau chấn thương trước khi bạn có thể trải qua sự phát triển sau chấn thương.

“Để được phân loại là phát triển hậu chấn, người đó phải trải qua các triệu chứng của căng thẳng sau chấn thương trước” cô giải thích. “Nếu không có những triệu chứng này, bất kỳ sự phát triển nào cũng sẽ được cho là đến từ khả năng tự phục hồi thay vì phát triển cụ thể đến từ chấn thương tâm lý.”

Những ai có thể trưởng thành từ chấn thương tâm lý?

Có khả thi không khi một người nào đó có thể sử dụng những trải nghiệm đau buồn trong cuộc sống và tận dụng nó để thúc đẩy sự phát triển cho bản thân? Cả Trent và Chambers đều nói là có.

Họ khuyên bạn nên tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ sức khỏe tâm lý chuyên nghiệp.“Tiếp cận các phương pháp điều trị chấn thương dựa trên những bằng chứng hiệu quả hoàn toàn có thể tạo ra những thay đổi tích cực trong cuộc sống”, Trent cho biết. “Tác động của việc điều trị có thể giống như đêm và ngày đối với bệnh nhân trong việc giảm các triệu chứng chấn thương tâm lý tiêu cực cũng như gia tăng sự hồi phục trong sinh hoạt cuộc sống hằng ngày.”

Trent cũng xác nhận rằng các phương pháp tiếp cận này cũng có hiệu quả đối với nhiều loại chấn thương khác nhau, bao gồm:

  • Chấn thương từ một sự kiện duy nhất
  • Chấn thương từ một loạt các chuỗi sự kiện liên kết và phức tạp
  • Nỗi đau dai dẳng
  • Lo lắng và trầm cảm liên quan đến chấn thương

Chambers bổ sung một tuyên bố quan trọng liên quan đến việc điều trị.

“Chúng ta phải lưu ý rằng chấn thương tâm lý ảnh hưởng đến tất cả chúng ta theo cách khác nhau, và vì thế chúng ta không được đè nén hoặc bỏ qua nỗi đau khổ của chúng ta để chạy theo sự lạc quan trong cuộc sống một cách ngây thơ.”, ông nói.  “Bằng cách giảm thiểu chấn thương và tác động từ nó, chúng ta có thể thấy mình đang không thể thể hiện một cách lành mạnh những cảm xúc tiêu cực của bản thân và do đó giảm đi khả năng trải qua quá trình phát triển hậu chấn bằng cách giảm đi trải nghiệm của bản thân một cách tổng thể”

Làm thế nào để trưởng thành hơn từ chấn thương tâm lý

Nếu bạn đã trải qua chấn thương tâm lý, có những bước sau đây bạn có thể thực hiện để hòa nhập trở lại, mặc dù điều này có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn bạn mong muốn.

Các bước này bao gồm:

  • Suy ngẫm về trải nghiệm và cảm xúc của bạn
  • Xây dựng một cộng đồng hỗ trợ lành mạnh
  • Tìm kiếm các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ sức khỏe tâm lý

Suy ngẫm

Bước đầu tiên, Chambers gợi ý nên xử lý cảm xúc của bạn bằng cách viết chúng ra.

“Suy ngẫm về những gì chúng ta đã trải qua và cách chúng tôi đã xử lý nó, đặc biệt là viết ra, giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về cách chúng tôi xử lý sự thay đổi trong thế giới của mình”, ông nói.

Khi suy ngẫm, chúng ta có thể nuôi dưỡng lòng biết ơn.

“Chúng tôi có thể xem xét về những điều chúng ta đánh giá cao và biết ơn cũng như ý nghĩa trong cuộc sống.”, Chambers cho biết. Khi chúng ta đánh mất một số điều trong cuộc sống, chúng ta trở nên tháo vát hơn, và chúng ta có thể bắt đầu cảm thấy cuộc sống của mình phong phú như thế nào.”

Cộng đồng

Chambers tin rằng việc nuôi dưỡng cộng đồng và tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người bạn tin tưởng cũng rất quan trọng.

“Các cộng đồng đã xích lại gần nhau để hỗ trợ lẫn nhau [trong thời kỳ đại dịch], thúc đẩy mối quan hệ và giúp đỡ những người dễ bị tổn thương.”, ông giải thích.  “Nhiều người nói rằng sự kết nối có chủ đích này đã khiến họ cảm thấy trân trọng người khác hơn và họ cảm thấy mình là một phần của điều gì đó lớn lao”.

Sự ủng hộ

Theo ý kiến của Trent, điều quan trọng bạn cần phải làm trước tiên là tìm kiếm sự hỗ trợ về mặt sức khỏe tâm lý và liên hệ với những người thân thiết trong cuộc sống của bạn.

Bài học quan trọng

“Nói một cách dễ hiểu, khái niệm về sự phát triển hậu chấn nằm ở chỗ hiểu rằng những sự kiện sang chấn tâm lý, căng thẳng và nghịch cảnh xảy ra với con người có khả năng tạo ra những lợi ích tích cực,” Chambers phỏng đoán.

“Những sự kiện này, có thể từ bệnh nặng và mất người thân đến xung đột chiến tranh và tấn công tình dục, thường là những trải nghiệm có thể biến đổi cuộc sống của một cá nhân, và sự trưởng thành sau chấn thương là kết quả tích cực của việc chịu đựng một cuộc đấu tranh tâm lý đến từ những sự kiện này . ”

Biết rằng các sự kiện đau buồn có thể là chất xúc tác cho sự phát triển tích cực có thể mang lại nhiều hy vọng nếu như bạn đang trải qua các sự kiện đau buồn trong cuộc sống.

Tuy nhiên, điều quan trọng là không nên giảm thiểu trải nghiệm chấn thương của bạn và dành thời gian để xử lý nó đúng cách, thay vì vội vàng tìm kiếm sự lạc quan trong cuộc sống một cách ngây thơ. Với sự hỗ trợ thích hợp, làm như vậy có thể giúp bạn đi đến một vùng đất dễ chịu hơn theo thời gian.


Nguồn tham khảo và lược dịch: Post-Traumatic Growth: How to Start Healing

Leave a Reply

Your email address will not be published.