“Work-life balance”, hay còn gọi là trạng thái cân bằng giữa công việc & cuộc sống. Sự này là điều mà hầu như ai cũng muốn hướng tới trong cuộc sống này phải không nào? Còn gì tuyệt vời hơn khi được đắm chìm trong công việc mình yêu thích trong suốt 8 tiếng đồng hồ, vừa được tận hưởng đời sống thường nhật khi tan ca. Lý tưởng là vậy, nhưng đôi khi thực tế lại không như những gì chúng ta mong đợi.
Deadline đến ngay sát giờ nghỉ, những tin nhắn công việc liên tục hiển thị trong màn đêm, hay là đồng nghiệp luôn “quan tâm” đến bạn một cách quá mức trong luc bạn đang tập trung thư giãn,…và rất nhiều điều cản trở đến sự cân bằng trong khía cạnh công việc – đời sống của chúng ta. Vậy phải làm thế nào để có một lối sống “work-life balance” lành mạnh? Cùng ezCareMe khám phá những nhà trị liệu tâm lý nói gì về điều này nhé.
Thực hiện các điều chỉnh nhỏ
Pallvi Dave, nhà trị liệu tại London và là thành viên của Hiệp hội Tư vấn và Trị liệu Tâm lý Anh (BACP) cho biết: Bước đầu tiên để làm việc hiệu quả hơn là nhận ra nhu cầu cân bằng cuộc sống của bạn. Điều này không chỉ để công việc của bạn luôn được vận hành suôn sẻ mà còn là cách để chúng ta cảm nhận sự thoả mãn khi hoàn thành những công việc có mục đích.
Sau giờ làm, bạn có thể đi bộ 15 phút hàng ngày hoặc đi dạo với thú cưng. Đôi khi hãy thử tắt điện thoại và cảm nhận sự rung cảm của các giác quan mà không bị các thiết bị điện tử ám ảnh. Ngoài ra, tán gẫu với bạn vè, gia đình mỗi ngày cũng là một cách để bạn lấy lại cảm giác và cân bằng tâm trí sau một ngày làm việc vất vả.
Tất cả những điều chỉnh nhỏ luôn tạo ra những động lực tích cực để làm nên những khác biệt to lớn. Khi bạn thực hiện những thay đổi nhỏ và bắt đầu cảm nhận được sự hiệu quả, thì đó chính phần thưởng để khiến bạn cảm thấy được tiếp thêm sinh lực trong công việc và cuộc sống.
Tận hưởng “hoàng hôn” kỹ thuật số
Nhà tâm lý học và nhà tư vấn về sức khỏe, Lee Chambers thì thường áp dụng một thủ thuật cho phép anh ta tắt máy vi tính và các thiết bị di động sau giờ làm. Bạn cũng có thể thử tắt tất cả các thiết bị của mình vào một thời điểm nhất định vào mỗi buổi tối. Trong thời gian đó, bạn có thể dành thời gian viết nhật ký cảm xúc, soi gương (reflect) lại bản thân sau một ngày. Bạn cũng có thể đọc sách, nghe nhạc, hoặc chỉ đơn giản là ngân nga vài câu hát trong khi tắm.
Khi tắt đi các thiết bị di động trong thời gian cố định, hoạt động này cho phép bạn có nhiều thời gian cho bản thân, tập trung vào những hoạt động mang tính thư giãn mà không bị công việc quấy rầy.

Đặt giới hạn cho việc chơi
Cũng giống như việc bạn ngắt kết nối với công việc. Bạn cũng cần lên kế hoạch cho công việc của mình. Nếu cứ “chill” hoài thì cũng đâu có tạo ra sự cân bằng trong công việc – cuộc sống, đúng chứ? Vì vậy, việc đặt giới hạn cho việc nghỉ ngơi, vui chơi có vẻ hơi cứng nhắc, nhưng nó khiến những khoảnh khắc dành cho bản thân trở nên quý giá hơn. Và nó cũng làm cho công việc của bạn được triển khai hiệu quả hơn; vì bạn đã play-hard, nên bạn cũng cần cân bằng khía cạnh work-hard.
Soi gương bản thân
Một giải pháp khác để cân bằng cuộc sống chính là thường xuyên soi gương chính mình, hay còn gọi là self-reflect. Bạn cũng có thể kết hợp soi gương bản thân với một hoạt động khác, chẳng hạn như đi bộ, viết nhật ký. Nếu bạn đang tìm một công cụ theo dõi cảm xúc thì bạn cũng có thể Check-in cảm xúc trên ezCareMe mỗi ngày đấy.
Liệu pháp Soi gương bản thân giúp bạn ngắt kết nối khỏi tâm trí bận rộn trong công việc. Đồng thời bạn sẽ cảm thấy kết nối hơn với bản thân và coi trọng công việc mình đang làm.
Hãy thử phương pháp Pomodoro
Nếu bạn chưa nghe nói về điều này, thì đó là chiến thuật dành 5 phút giải lao cho mỗi 25 phút làm việc bạn làm, được gọi như vậy bởi vì người sáng tạo ra nó, Francesco Cirillo, sinh viên người Ý đã sử dụng bộ đếm thời gian trong bếp hình quả cà chua để giữ cho mình nó. Nó được thiết kế để đánh bại sự trì hoãn – nhưng cũng để giải phóng bạn trong quá trình này.
Phương pháp này tốt nhất khi bạn có một danh sách các công việc cụ thể cần làm. Chia các nhiệm vụ thành các phần có thể quản lý, sau đó thiết lập bộ đếm thời gian của bạn cho từng người trong số họ lần lượt. Đối với mỗi ba vòng pomodoro, hãy nhớ nghỉ lâu hơn để đặt lại.
Điều này có thể gây ra một chút tranh cãi nếu bạn dự kiến sẽ đạt giới hạn hoặc bạn đang bị các sếp giám sát. Tuy hiên Susan Carr, một nhà trị liệu khác được BACP công nhận, nói rằng cô ấy là một người hâm mộ phương pháp này và khuyên bạn nên thử nó để đạt hiệu quả trong công việc.
Đặt ra ranh giới của bạn
Tất cả các nhà trị liệu đều nói rằng đặt ra ranh giới của bản thân là quan trọng nhất đối với sức khỏe của chính họ. Như lời khuyên của Carr: “Hãy đặt ra những kỳ vọng thực tế xung quanh giờ làm việc. Ví dụ, thường xuyên nghỉ trưa và cân nhắc xem có thực sự cần thiết phải trả lời email đó vào lúc 11 giờ tối hay không. Đặc biệt là vì những điều này nghe có vẻ dễ nhưng lại khó có thể được thực hiện lâu dài.
Cô cũng cho biết thêm: “Vào cuối ngày làm việc, hãy tắt điện thoại cơ quan của bạn nếu bạn có hoặc nếu bạn sử dụng điện thoại riêng cho công việc thì hãy tắt thông báo để bạn không bị làm phiền bởi các email công việc”.
Những ranh giới này cũng có thể giống như sự chuyển tiếp giữa “văn phòng” và nhà nếu bạn đang WFH (làm việc tại nhà). Hãy mạnh dạn cất thiết bị làm việc, đi đến một phòng khác hoặc rời khỏi môi trường làm việc trước khi bắt đầu buổi tối hoặc cuối tuần.
Trên đây là những bí quyết cân bằng công việc & cuộc sống (work-life balance) do các nhà trị liệu tâm lý chia sẻ. Bạn hãy thử áp dụng nó vào cuộc sống để cải thiện sức khoẻ tinh thần và gia tăng hiệu suất làm việc. Nếu bạn quan tâm đến sức khoẻ tinh thần thì đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích trên ezCareMe Blog nhé!
Nguồn tham khảo và lược dịch: 6 Easy Tips Therapists Use To Improve Their Own Work-Life Balance