Dù muốn hay không thì stress/căng thẳng là vấn đề sức khoẻ tinh thần luôn tồn tại trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Một lượng căng thẳng vừa đủ sẽ giúp não bộ trở nên nhạy bén hơn, linh hoạt hơn và từ đó giúp con người phát triển bản thân toàn diện. Nhưng một khi tình trạng căng thẳng kéo dài và chạm ngưỡng giới hạn chịu đựng thì nó có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khoẻ tinh thần của bạn. Phải làm sao để đối mặt với stress nếu ta không thể loại bỏ nó khỏi cuộc sống? Chúng mình sẽ mách bạn 6 mẹo hay giúp bạn quản lý stress hiệu quả nhé.
1. Thiền định
Thực hành thiền định là một trong những phương pháp hữu hiệu giúp bạn đối mặt với tình trạng căng thẳng kéo dài. Phương pháp này cho phép bạn tập trung vào hơi thở và thả lỏng trong khoảnh khắc thực tại. Từ đó, tâm trí của bạn sẽ tạm quên đi lo âu, căng thẳng trong cuộc sống. Vì vậy, thiền định trở thành một thói quen có ích để bạn kiểm soát được căng thẳng, lo lắng và những vấn đề sức khoẻ tinh thần khác.
2. Viết nhật ký cảm xúc
Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc chia sẻ cảm xúc với người khác thì viết nhật ký cũng là một cách hay đấy. Bạn có thể chuẩn bị 1 cuốn sổ tay nhỏ để kịp thời ghi lại những cảm xúc của mình mỗi khi căng thẳng. Hoặc vào mỗi cuối ngày, bạn có thể lưu lại đôi dòng tâm trạng sau một ngày tất tả với đời sống thường nhật. Chỉ cần xem cuốn nhật ký như một người bạn thân, thì bạn có thể an tâm “trút bầu tâm sự” với nó mà không sợ người khác biết về cảm xúc của bạn.
Bạn không muốn viết quá nhiều ư? Vậy hãy thử Check-in cảm xúc trên ezCareMe đi nào. Công cụ miễn phí này sẽ giúp bạn lưu lại nhật ký cảm xúc chỉ trong vòng 1 phút, và theo dõi cảm xúc mỗi ngày nữa đấy.
3. Dành thời gian cho bản thân
Tạo ra không gian và thời gian phù hợp để chăm sóc cho bản thân là một điều rất cần thiết để cải thiện sức khoẻ tinh thần. Cho phép bản thân đắm chìm vào không gian tĩnh lặng giúp bạn hồi phục năng lượng sau một ngày làm việc căng thẳng và tiếp xúc với nhiều người. Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng dành thời gian và không gian để chăm sóc bản thân chưa chắc là một điều dễ thực hiện đâu nhé. Bởi vì đâu phải lúc nào bạn cũng sống một mình, đúng chứ? Điều này sẽ khó khăn hơn một chút nếu bạn sống cùng gia đình, bạn bè hoặc người thân. Nhưng hãy thử tìm cách thư giãn, thả lỏng mỗi khi bạn có thể, chẳng hạn như:
- Mỗi khi bạn tắm hoặc vệ sinh thân thể.
- Mỗi khi bạn nấu ăn hoặc làm việc nhà.
- Mỗi khi bạn nghe được một giai điệu bắt tai.
- Mỗi khi bạn đi bộ quanh công viên.
- Và còn nhiều nhiều hoạt động nữa…Hãy tìm ra thời gian cho riêng mình và thực sự tận hưởng khoảnh khắc đó nhé!

4. Học cách từ chối những hoạt động không cần thiết
Bạn có cảm thấy khó chịu khi không có thời gian cho mình, nhưng lại dành quá nhiều năng lượng cho những hoạt động bên ngoài? Bạn không muốn đi cafe quá nhiều với hội bạn, nhưng cũng không muốn bị bỏ lại phía sau? Nếu đã từng rơi vào những tình huống khó xử này, thì có lẽ bạn cũng hiểu được cảm giác căng thẳng không cần thiết, thâm chí gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn.
Giữ mối quan hệ xung quanh bạn là điều quan trọng, nhưng một khi hoạt động này lấn át cuộc sống của bạn thì nó lại khiến bạn căng thẳng hơn. Bởi vì bạn không có đủ thời gian cho chính mình, “thanh lọc” tâm trí thì căng thẳng là chuyện hoàn toàn dễ hiểu. Vì vậy, hãy luôn đặt những giới hạn cho mình để bạn có thể vừa cân bằng các mối quan hệ, vừa chăm sóc sức khoẻ tinh thần một cách thông mình nhé. Thiết lập ranh giới là một kỹ năng đặc biệt hữu ích để quản lý stress và FOMO hiệu quả. Bạn cũng nên thử xem!
5. Làm việc với Nhà tham vấn
Nếu bạn đã thử qua nhiều cách nhưng vẫn chưa tìm được phương pháp phù hợp, vậy thì bạn cũng có thể cân nhắc việc trò chuyện với một nhà tham vấn chuyên nghiệp. Bằng kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn, nhà tham vấn tâm lý sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn chăm sóc sức khoẻ tinh thần cũng như giảm thiểu căng thẳng một cách hiệu quả. Có thể bạn không thể chia sẻ với bạn bè, gia đình về vấn đề của bạn; nên một sự hỗ trợ từ bên ngoài có thể đưa ra những nhận định khách quan và giúp bạn đối mặt với vấn đề tâm lý tích cực hơn. Do đó, đừng ngại tìm đến những nhà tham vấn tâm lý để tìm sự giúp đỡ tâm lý nhé.
6. Tận dụng những điểm mạnh của bạn
Dù có thế nào đi nữa, hãy nhớ rằng bạn luôn là phiên bản độc nhất trên thế giới. Do đó, bạn hãy luôn từ bi với chính mình. Cuộc sống có thể đôi lúc sẽ khó khăn nhưng ai trong chúng ta cũng sở hữu những sức mạnh tiềm tàng. Chỉ cần bạn dành thời gian hướng vào bên trong, suy ngẫm về những điểm mạnh của mình và liên tục tiến về phía trước, sẽ có lúc những điểm mạnh bên trong sẽ hỗ trợ bạn vượt qua căng thẳng, lo âu theo cách dễ dàng nhất.
Đồng thời, có rất nhiều mẹo hay để bạn chăm sóc sức khoẻ tinh thần nữa đấy. Xem ngay nào!
Cảm ơn bài viết của EZ, những điểm trong bài giúp mình quản lí stress tốt hơn rất nhiều trong khoảng thời gian này
Hi, its pleasant piece off writing regarding media print, we
all understand medika is a wonderful source of facts.
Appreciate this post. Willl trry it out.
Goodd information. Lucky mee I recently found youjr blog by chance (stumbleupon).
I have saved it foor later!